Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

ĐGH Phanxicô - Bài Giảng Lễ Cầu Nguyện Cho Hoà Bình và Hoà Giải Tại Hàn Quốc

Vào lúc 09g45 sáng nay, 18/08/2014, giờ địa phương, Đức Giáo Hoàng đã cử hành Thánh Lễ cầu nguyện cho hoà bình và hoà giải ở Thánh Đường Myeong-dong tại Seoul. Đây là Thánh Lễ sau cùng trong chuyến đi 5 ngày của Ngài đến Hàn Quốc. Sau đây là bài giảng Lễ của Ngài:

Anh Chị Em Thân Mến,
Khi thời gian của tôi ở lại Hàn Quốc đang khép lại, tôi tạ ơn Thiên Chúa vì nhiều ơn lành Ngài đã ban xuống trên đất nước thân yêu này, và cách đặc biệt, trên Giáo Hội tại Hàn Quốc. Trong số những phúc lành này, tôi đặc biệt trân quý tất cả kinh nghiệm mà tôi có được trong những ngày này về một sự hiện diện của quá nhiều người trẻ hành hương từ khắp Châu Á. Tình yêu của họ dành cho Chúa Giêsu và sự nồng nhiệt của họ cho việc loan báo về Vương Quốc của Ngài đã là một nguồn động lực cho tất cả chúng ta.
Chuyến thăm của tôi đạt tới đỉnh điểm trong buổi cử hành Thánh Lễ này, mà trong đó chúng ta khẩn xin từ Thiên Chúa ơn hoà bình và hoà giải. Buổi cầu nguyện này có một sự vang dội đặc biệt trên bán đảo Hàn Quốc này. Thánh Lễ hôm nay là lời cầu nguyện trên hết và trước hết cho sự hoả giải trong gia đình Hàn Quốc này. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy sức mạnh của lời cầu nguyện của chúng ta là thế nào khi có hai hay ba người họp lại cầu xin một điều gì đó (x. Mt 18:19-20). Thế thì còn mạnh mẽ hơn biết bao nhiêu khi toàn dân dâng hết tâm tình kêu khẩn lên tới Thiên Đàng!
Bài đọc thứ nhất trình bày lời hứa của Thiên Chúa khôi phục sự hiệp nhất và thịnh vượng cho một dân đã bị phân tán bởi tai hoạ và sự chia rẽ. Đối với chúng ta, cũng như đối với dân tộc Israel, đây là một lời hứa đầy niềm hy vọng: nó hướng đến một tương lai mà ngay từ bây giờ Thiên Chúa đang chuẩn bị cho chúng ta. Nhưng lời hứa này không thể tách rời khỏi một lệnh truyền: lệnh truyền trở về với Thiên Chúa và tuân theo giới luật của Ngài hết cả tâm hồn (x. Đnl 30:2-3). Quả tặng hoà giải, hiệp nhất và bình an của Thiên Chúa thì kết nối không thể tách lìa khỏi ân sủng hoán cải, thay đổi tâm hồn điều có thể làm nên chính cuộc sống của chúng ta và lịch sử của chúng ta, trong tư cách là một cá nhân và một dân tộc.
Trong Thánh Lễ này, cách tự nhiên chúng ta nghe thấy lời hứa này trong mối cảnh của một kinh nghiệm lịch sử về dân tộc Hàn Quốc, một kinh nghiệm của sự chia rẽ và mâu thuẫn đã tồn tại hơn 60 năm qua. Nhưng những lệnh truyền khẩn thiết của Thiên Chúa đến với sự hoán cải cũng đang thách đố những người theo Đức Kitô tại Hàn Quốc này để rà soát lại phẩm chất của sự cống hiến của họ cho việc xây dựng một xã hội thực sự công bằng và nhân bản. Điều ấy thách đố mỗi người trong số các bạn để suy tư tới một mức độ mà các bạn, là những cá nhân và các cộng đoàn, thể hiện một mối quan tâm loan báo tin mừng cho những người kém may mắn, bị loại ra bên lề, những người không có việc làm và những người không được dự phần vào sự thịnh vượng của nhiều người. Và nó thách đố các bạn, là những Kitô hữu và những người Hàn Quốc, cần phải mạnh mẽ khước tử một não trạng đã được hình thành từ sự hoài nghi, đối đầu, và đấu đá, và thay vào đó là hình thành nên một nền văn hoá được hình thành bởi Tin Mừng và các giá trị truyền thống cao quý của dân tộc Hàn Quốc.
Trong Bài Tin Mừng hôm nay, Phêrô đã hỏi Chúa: "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?" Đức Giê-su đáp: "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18:21-22). Những lời này đã đi đến tận trọng tâm thông điệp của Chúa Giêsu về sự hoà giải và hoà bình. Trong sự tuân theo mệnh lệnh của ngài, chúng ta hãy xin Cha Trên Trời của chúng ta môi ngày tha thứ cho chúng ta tội lỗi của mình, “như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Nếu chúng ta chưa sẵn sàng để thực hiện điều này, thì việc chúng ta chân thành cầu nguyện cho hoà bình và hoà giải sẽ như thế nào?
Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta tin rằng sự tha thứ là cánh cửa dẫn đến sự hoà giải. Khi nói chúng ta tha thứ cho anh chị em mình cách nhưng không, thì Ngài mời gọi chúng ta thực hiện một điều gì đó hoàn toàn chính yếu, nhưng Ngài cũng ban cho chúng ta ân sủng để thực hiện nó. Điều có vẻ như, từ giác độ con người, là không thể, không thực tế và thậm chí đôi khi là không thể chấp nhận được, Ngài làm cho thành có thể và sinh hoa trái bằng quyền năng vô biên của Thập Giá Ngài. Thập Giá của Đức Kitô làm tỏ lộ quyền năng của Thiên Chúa để làm cầu nối cho mọi sự chia rẽ, chữa lành mọi vết thương, và tái thiết lập lại những sự kết nối nguyên thuỷ của tình yêu huynh đệ.
Và rồi, đây là thông điệp mà tôi muốn để lại cho các bạn khi tôi kết thúc chuyến thăm Hàn Quốc của tôi. Hãy tín thác vào năng quyền của Thập Giá Đức Kitô! Hãy đón nhận ân sủng hoà giải của thập giá vào trong tâm hồn các bạn và hãy chia sẻ ân sủng ấy cho những người khác! Tôi xin các bạn hãy làm chứng cách thuyết phục cho thông điệp tha thứ của Đức Kitô trong các gia đình của các bạn, trong các cộng đoàn của các bạn và ở mọi cấp độ trong đời sống quốc gia. Tôi tin rằng, trong tinh thần hữu nghị và hợp tác với các cộng đoàn Kitô Giáo khác, với những anh chị em theo các tôn giáo khác, và với tất cả mọi người nam nữ thiện chí quan tâm đến tương lai của xã hội Hàn Quốc, các bạn sẽ là một nắm men của Vươn Quốc Thiên Chúa trên mảnh đất này. Do đó những lời cầu nguyện của chúng ta cho hoà bình và hoà giải sẽ bay lên tới Thiên Chúa từ những tâm hồn trong sạch hơn bao giờ hết, bằng quà tặng ân sủng của Ngài, đạt tới điều thiện hảo mà ất cả chúng ta đều khao khát.  
Chúng ta hãy cầu nguyện, cho sự khẩn thiết của những cơ hội mới cho sự đối thoại, gặp gỡ và hoà giải các khác biệt, cho một sự đại lượng liên lỉ trong việc cung cấp các cứu trợ nhân đạo cho những người đang cần, và cho một sự nhận biết lớn lao hơn nữa rằng mọi người Hàn Quốc đều là anh chị em của nhau, là các thành viên của một gia đình, một dân tộc.
Trước khi rời Hàn Quốc, tôi muốn cám ơn Tổng Thống Nước Cộng Hoà, các nhà cầm quyền dân sự và giáo hội và tất cả mọi người bằng cách này cách khác đã góp phần làm cho chuyến thăm này trở nên khả thể. Tôi đặc biệt muốn ngỏ một lời với sự trân trọng cá nhân với các anh em linh mục Hàn Quốc, những người ngày ngày làm việc phục vụ Tin Mừng và xây dựng dân Chúa trong niềm tin, hy vọng và tình yêu. Tôi kêu gọi anh em, là những đại sứ của Đức Kitô và những người thi hành tình yêu thương hoà giải của Ngài (x. 2 Cr 5:18-20), để tiếp tục xây dựng những cầu nối của sự tôn trọng, tin tưởng và sự hợp tác hoà hợp trong các giáo xứ của anh em, ở giữa anh em, và với các giám mục của anh em. Mẫu gương của một tình yêu không xoay chuyển dành cho Thiên Chúa của anh em, sự trung thành và sự tận hiến cho sứ vụ của anh em, và sự quan tâm bác ái của anh em cho những người đang cần sự giúp đỡ, góp phần rất lớn lao cho công cuộc hoà giải và hoà bình trên đất nước này.
Anh chị em thân mến, Thiên Chúa mời gọi chúng ta trở về và hãy lắng nghe lời Ngài, và Ngài hứa sẽ thiết lập cho chúng ta trên mảnh đất này một nền hoà bình và thịnh vượng lớn lao hơn là tổ tiên của chúng ta được biết đến. Xin cho những người theo Đức Kitô tại Hàn Quốc biết chuẩn bị cho bình minh của ngày mới đó, khi mảnh đất bình minh yên ả này sẽ vui mừng trong những ân sủng phong phú nhất của Thiên Chúa về sự hoà hợp và hoà bình! Amen.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Zenit.org)

Không có nhận xét nào:

10 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN THĂNG TIẾN HÔN NHÂN

Nhiều xu hướng hiện đại đang đe dọa đến sự bền vững của gia đình, kể các các gia đình Công giáo. Dưới đây là 10 gợi ý để các gia đình có thể...