Có một người làm xiếc nổi tiếng với tài đi thăng bằng trên dây. Một ngày kia, ông biểu diễn đi trên một sợi dây cáp kéo ngang qua thác nước Niagara, một thác nước vĩ đại nằm ở biên giới nước Canađa và Hoa Kỳ.
Ngày hôm ấy, trước sự chứng kiến của nhiều người, ông bước đi trên sợi dây cáp trơn trượt vì bụi nước tỏa ra từ ngọn thác. Với độ sâu thăm thẳm, nếu rớt xuống, ông sẽ bị tan xương nát thịt.
Mọi người nín thở dõi theo từng bước chân của ông. Cuối cùng, ông đã bước đến đầu bên kia sợi dây, giữa tiếng reo hò vang dậy của dân chúng. Một người thanh niên chạy đến bên người làm xiếc tỏ lòng ngưỡng mộ : “Quả thật, ông là người vĩ đại nhất thế giới. Ông có thể làm mọi sự trên sợi dây !”. Người làm xiếc quay lại hỏi : “Bạn có tin rằng tôi có thể cõng một người trên lưng và đi trên sợi dây này không?”. Người thanh niên đáp một cách quả quyết : “Tôi tin chắc ông làm được”. Người làm xiếc bình thản nói : “Vậy thì mời anh lên lưng tôi, chúng ta bắt đầu đi”.
Nghe vậy, người thanh niên chợt khựng lại, im lặng rồi lẻn vào đám đông mất dạng.
Người thanh niên tin, nhưng anh không dám thực hành niềm tin, vì anh nhát đảm và hoài nghi. Đó chính là tâm trạng của thánh Phêrô và các môn đệ trong bài Tin Mừng theo thánh Matthêu hôm nay.
Bài Tin Mừng kể lại biến cố Chúa Giêsu đi trên mặt nước biển hồ Tibêria để đến với các môn đệ, khi các ông đang sợ hãi trên chiếc thuyền chao đảo giữa sóng gió. Được Chúa ban phép, thánh Phêrô đã ra khỏi thuyền, đi trên mặt nước để đến với Chúa. Nhưng giữa đường, ngài sợ hãi và hoài nghi nên đã chìm xuống. Con đường thánh Phêrô đi đến với Chúa trên mặt biển tựa như cuộc hành trình đức tin đầy sóng gió. Tuy nhiên, Chúa luôn hiện diện để nâng đỡ những ai trông cậy vào Ngài.
Đức tin, cuộc vượt biển đầy sóng gió.
Sau khi làm phép lạ hóa bánh nuôi hơn 5000 người ăn no nê, Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia. Chúa không muốn các môn đệ “ngủ quên” giữa những lời ca tụng và thán phục của dân chúng sau phép lạ hóa bánh. Ngài không muốn các ông “cắm neo” trong vinh quang trần thế. Chúa sai các ông tiếp tục ra khơi, băng mình vào sóng gió để loan báo Tin Mừng. Còn Chúa thì lên núi đắm chìm trong những giây phút cầu nguyện, chuẩn bị cho cuộc rao giảng mới. Tuy thế, trên núi cao, đôi mắt Chúa vẫn dõi theo chiếc thuyền nhỏ bé của các môn đệ giữa sóng nước mênh mông.
Cũng thế, giữa biển đời đầy sóng dữ, con thuyền Giáo Hội vẫn được Chúa mời gọi ra khơi thả lưới bắt cá. Con thuyền ấy vẫn miệt mài vượt sóng giữa trùng khơi mịt mờ suốt hai mươi thế kỷ qua. Càng ra khơi, con thuyền Giáo Hội càng gần bến bờ hơn. Càng ra khơi, Giáo Hội càng hoàn thành chính mình trong sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Con thuyền cuộc đời mỗi người chúng ta cũng phải nhổ neo đi ra khỏi chính mình, tiến vào lòng thế giới đầy sóng gió để tung những mẻ lưới Tin Mừng. Càng dứt bỏ mình, càng rời xa bến, người Kitô hữu càng đến gần Chúa là đích điểm đời mình hơn.
Con thuyền cuộc đời mỗi người chúng ta cũng phải nhổ neo đi ra khỏi chính mình, tiến vào lòng thế giới đầy sóng gió để tung những mẻ lưới Tin Mừng. Càng dứt bỏ mình, càng rời xa bến, người Kitô hữu càng đến gần Chúa là đích điểm đời mình hơn.
Đức tin, con đường đi tìm Chúa.
Trên núi cao, dù giữa đêm tối âm u, với đôi mắt yêu thương, Chúa Giêsu đã nhìn thấy sự sợ hãi của các môn đệ giữa biển khơi sóng gió. Ngài âm thầm đi trên mặt biển để đến với các ông. Biển là biểu tượng của quyền lực sự dữ. Chúa đi trên biển là để chứng tỏ quyền năng và sự chiến thắng trên sự dữ. Chúa đi trên biển là để đem đến sự bình an và sức mạnh cho các môn đệ. Chúa đi trên biển là để mở ra con đường đức tin cho các môn đệ. Con người đi tìm Thiên Chúa, nhưng Ngài lại đi bước trước để tìm kiếm con người.
Tuy nhiên, khi nhìn thấy Chúa đi trên mặt biển, các môn đệ đã lầm tưởng Ngài là ma, nên sợ hãi kêu la đến nỗi Chúa phải trấn an : “Thầy đây, đừng sợ !”.
Khi biết đó là Chúa, thánh Phêrô đã nhảy xuống nước để đến với Chúa. Phải chăng đó là “cú nhảy” của lòng tin quá mạnh mẽ đến nỗi như liều lĩnh của thánh Phêrô ? Phải chăng thánh Phêrô, vị thuyền trưởng của Giáo Hội đã can đảm dẫn đầu trên con đường đức tin đầy gian khó ?
Tuy vậy, chỉ mới đi được nửa đường, thánh Phêrô đã sợ hãi và nghi ngờ nên chìm xuống giữa biển. Chúa đã giơ tay kéo ngài lên và khiển trách : “Người hèn tin, tại sao mà nghi ngờ”.
Khi biết đó là Chúa, thánh Phêrô đã nhảy xuống nước để đến với Chúa. Phải chăng đó là “cú nhảy” của lòng tin quá mạnh mẽ đến nỗi như liều lĩnh của thánh Phêrô ? Phải chăng thánh Phêrô, vị thuyền trưởng của Giáo Hội đã can đảm dẫn đầu trên con đường đức tin đầy gian khó ?
Tuy vậy, chỉ mới đi được nửa đường, thánh Phêrô đã sợ hãi và nghi ngờ nên chìm xuống giữa biển. Chúa đã giơ tay kéo ngài lên và khiển trách : “Người hèn tin, tại sao mà nghi ngờ”.
Quả thật, chặng đường thánh Phêrô đã đi để đến với Chúa thật ngắn ngủi, thế mà Giáo Hội đã phải bước đi ròng rã đến hơn hai mươi thế kỷ và vẫn còn tiếp tục bước đi ! Trên con đường đó, đã nhiều lần Giáo Hội như bị nhấn chìm giữa một đại dương đầy khổ đau. Nhưng Chúa vẫn luôn luôn giơ tay nâng đỡ Giáo Hội trong suốt cuộc hành trình đức tin.
Con đường đức tin của Giáo Hội cũng là con đường đức tin của chúng ta. Trên con đường đó, chúng ta cố gắng đi đến với Chúa. Nhưng dù cố gắng đến mấy, chúng ta cũng không thể đến được với Ngài, nếu Ngài không đi bước trước để đến với chúng ta.
Đức tin, cuộc hành trình của những trái tim quả cảm.
Khi Chúa Giêsu bước lên thuyền, sóng gió liền im lặng. Sự hiện diện của Chúa đã đem đến sự bình an và xua tan mọi nỗi sợ hãi. Có Chúa bên cạnh, các môn đệ được thêm sức mạnh và niềm tin nên đã tuyên xưng : “Thầy là Con Thiên Chúa”. Lời tuyên xưng này đồng thời cũng biểu lộ lòng tín thác của các môn đệ nơi Chúa.
Chúa luôn đồng hành với con thuyền Giáo Hội. Vì thế, mọi người trên thuyền cùng tuyên xưng một đức tin, cùng chung một lòng trông cậy. Mọi người đều vững tay chèo, lèo lái con thuyền Giáo Hội xông pha vào giông bão của một thế giới đầy bất công, bạo lực và khủng bố mà không chút sợ hãi. Đức tin chính là cuộc hành trình của những trái tim quả cảm. Chỉ có những ngư phủ dạn dày sương gió và dũng cảm mới vượt qua được sóng to gió cả, để kéo lên những mẻ lưới đầy cá. Chỉ có những con người dám nhảy xuống biển cả cuộc đời một cách can trường như thánh Phêrô mới mong gặp gỡ được Chúa là hạnh phúc lớn lao đời mình.
Tuy nhiên, Chúa không chỉ xuất hiện ở nơi gió bão, hay trong uy nghi vĩ đại, Ngài còn đến với ta như cơn gió hiu hiu thoảng qua cuộc đời. Ngài đến một cách êm ả, nhẹ nhàng trong những điều rất bình thường của cuộc sống. Chỉ có những đôi mắt đức tin sáng ngời mới nhận ra được Ngài. Chỉ có những đôi tai nhạy bén, tinh tường mới nghe được những bước chân âm thầm Ngài bước tới (Bài đọc I, trích sách Các Vua quyển thứ nhất).
Người ta kể về một nữ vận động viên cự phách : Sau bao ngày tập luyện gian khổ, đã quyết định bơi biểu diễn qua eo biển Manche – một đường bơi dài 30 km – nối liền bờ biển nước Pháp và nước Anh.
Người ta kể về một nữ vận động viên cự phách : Sau bao ngày tập luyện gian khổ, đã quyết định bơi biểu diễn qua eo biển Manche – một đường bơi dài 30 km – nối liền bờ biển nước Pháp và nước Anh.
Trước sự chứng kiến và theo dõi của báo chí, đài truyền hình, chị đã phóng mình xuống nước và lướt đi thật mạnh mẽ, bất chấp làn sương mù dày đặc bao phủ bờ biển nước Anh.
Thời gian trôi qua, người nữ vận động viên đã bơi ra giữa dòng nước mênh mông. Hai cánh tay chị tiếp tục vươn tới. Nhưng ngay lúc đó, chị bắt đầu tự hỏi : “Còn bao xa nữa nhỉ? Mình đang bơi đúng đường hay đang đi lòng vòng trong làn sương mù dày đặc, không thấy đâu là bến bờ ?”.
Cứ thế, với sức ép tâm lý cộng với sự mệt mỏi, chị bắt đầu kiệt sức. Cuối cùng, vì không chịu nổi, chị đành bỏ cuộc, giơ tay xin leo lên thuyền hộ tống.
Khi vừa lên thuyền, người nữ vận động viên được cho biết : Chị còn cách bờ biển nước Anh chỉ vài trăm mét ! Chị đã gục đầu xuống, ôm mặt khóc nức nở.
Cuộc hành trình đức tin của chúng ta cũng giống như vậy. Có những lúc chúng ta cảm thấy sợ hãi và thất vọng, vì phía trước mặt là sương mù che khuất. Nhưng Chúa luôn đồng hành với chúng ta mọi nơi mọi lúc và luôn khích lệ bên tai : “Thầy đây, đừng sợ !”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét