I. ĐỨC MARIA LÀ MẸ
“Đây là Mẹ Con” ( Ga 19,28)
1. Tặng phẩm tình yêu vô tận : trao hiến chính mình
« Chúa Giê-su đã yêu thương các môn đệ còn ở trần gian. Người yêu họ cho đến cùng » (Ga 13,1)
Vì yêu thương, trên Thập Giá Chúa Giêsu đã hiến trao tất cả. Hiến trao chính mình. Tặng phẩm là dấu chỉ tình yêu. Tặng phẩm càng gắn liền với mạng sống thì tình yêu càng mãnh liệt. « Không có tình yêu nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.» (Ga 15,13) Chúa Giê-su hiến trao mạng sống của Người trên Thập giá cho Cha, cho nhân loại. Ý nghĩa của việc tặng hiến này được loan báo cách rõ ràng ở bữa Tiệc ly và được thực hiện dưới dấu chỉ Bánh và Rượu. Bánh là Thịt : « Đây là Mình Thầy » (Mt 26,26). Rượu là Máu : « Đây là Máu Thầy máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội » (Mt 26,28).
Trao ban Thánh Thần
Khi chịu chết cho nhân loại, Chúa hiến dâng sự sống cho Cha và cho tất cả mọi người. Qua việc hiến ban sự sống, Chúa trao ban tất cả. Tất cả ở đây không đơn thuần là sự sống thể lý mà còn là sự sống của Ngôi Lời Nhập Thể, Con Thiên Chúa. Ý nghĩa sâu xa của cái chết tự nguyện là Chúa trao ban Thánh Thần. Thánh Thần tình yêu, mà Người nhận lãnh như Đấng Mêsia. Vào biến cố Phép Rửa, Ngôi Lời Nhập Thể nhận lãnh Thánh Thần, như Gioan Tẩy Giả làm chứng: « Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người » (Ga 1,32). Trong hoàn cảnh khác, Gioan tuyên bố:« Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn » (Ga 3,34). Trong đời sống Chúa Giêsu khao khát ban Thần Khí, nhưng chưa đến « giờ » Chúa Cha ấn đinh : « Họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giê-su chưa được tôn vinh »(.x. Ga 7,39). Theo Gioan, khi chết trên thập giá, Chúa Giêsu ban Thần Khi (x.Ga 19,30).
Ban tặng Đức Maria
Nhưng bao nhiêu tặng phẩm đó, dù cả thế giới và vũ trụ cũng không thể sánh ví, Chúa Giê-su chưa cho là đủ. Từ trên thánh giá, Người nhìn thấy Mẹ đứng kề bên và như bảo chứng của tình yêu tột cùng cho nhân loại, Người đã ban tặng Mẹ của chính Người. Chúa Thánh Thần là tặng phẩm tình yêu vô hình. Đức Trinh Nữ Maria là tặng phẩm tình yêu hữu hình.
Sự sống mới trong Chúa Kitô được tái sinh bởi Thánh Thần. Sự sống mới cần phải được nuôi dưỡng, bảo vệ bởi tình yêu của một bà mẹ. Chính vì thế, Chúa Giê-su ban Đức Trinh Nữ, như tặng phẩm cuối cùng trước khi Người lìa đời.
Tiếp nhận
Nhưng vì con người có tự do, nên tặng phẩm sẽ ra vô nghĩa, nếu không được đón nhận. Trong tình yêu, nếu không đón nhận cách tự do thì sẽ không xứng đáng mang danh tình yêu.
Theo gương thánh Gio-an, chúng ta đón nhận Đức Mẹ về nhà mình: “Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19,27)
Rước Đức Mẹ về nhà mình để làm gì? Để chăm sóc Đức Mẹ ư? Để Đức Mẹ chăm sóc chúng ta ư?
Rước Đức Mẹ về nhà mình để làm gì? Để chăm sóc Đức Mẹ ư? Để Đức Mẹ chăm sóc chúng ta ư?
Trước tiên, để học với Đức Mẹ về Chúa Giê-su. Để Đức Mẹ dạy ta về Chúa Giê-su.
Origen viết: « không ai có thể đọc Phúc Âm Gioan, nếu không tựa đầu vào ngực Chúa Giê-su và không có Đức Maria làm Mẹ” (Bình Giải Phúc âm Gioan, 6. PG 14).
Định thức cổ truyền: “Ad Jesum per Mariam” (đến với Chúa Giê-su qua Đức Maria) là một nguyên lý thần học có giá trị vững chắc. Vai trò không thể thay thế của Đức Mẹ trong đời sống Kitô hữu cốt ở việc Đức Mẹ là con đường tốt đẹp nhất dẫn chúng ta đến với Chúa Giê-su.
Trên nguyên tắc, chỉ có lòng tin vào Chúa Giê-su mới đem đến ơn cứu độ và chỉ một mình Chúa Giê-su đủ cho ơn cứu độ. Nhưng trong thực tế, ơn cứu độ không có tính cách máy móc và lòng tin vào Chúa Giê-su là sự dấn thân của cả cuộc đời. Tin vào Chúa Giê-su chưa đủ, mà còn phải yêu. Bởi thế, sự hiện diện của Mẹ Chúa Giê-su đem đến sự viên mãn cho lòng tin và sự hoàn hảo cho đời sống kitô hữu.
Để Chúa Thánh Thần hoạt động.
Dưới cái nhìn ngôn sứ của thánh Grignion de Montfort, việc đón nhận Đức Trinh Nữ và rước Người vào nhà mình như một bà mẹ là phương thế tuyệt hảo để xin Chúa Thánh Thần ngự đến trong tâm hồn và để Chúa Thánh Thần tự do hành động.
“Khi Chúa Thánh Thần gặp thấy Đức Maria trong một linh hồn, thì Người bay đến đó, đi vào đó cách trọn vẹn, thông ban chinh mình cho linh hồn cách viên mãn, và trong mức độ mà linh hồn dành chỗ cho Người; và một trong những lý do quan trọng tại sao hiện nay Chúa Thánh Thần không còn thực hiện những kỳ quan rạng rỡ trong các linh hồn là bởi vì Người không thấy nơi linh hồn một sự hợp nhất đầy đủ với Đức Maria.” (Grignion de Montfort, Khảo luận về lòng sùng kính đích thực).
“Khi Chúa Thánh Thần gặp thấy Đức Maria trong một linh hồn, thì Người bay đến đó, đi vào đó cách trọn vẹn, thông ban chinh mình cho linh hồn cách viên mãn, và trong mức độ mà linh hồn dành chỗ cho Người; và một trong những lý do quan trọng tại sao hiện nay Chúa Thánh Thần không còn thực hiện những kỳ quan rạng rỡ trong các linh hồn là bởi vì Người không thấy nơi linh hồn một sự hợp nhất đầy đủ với Đức Maria.” (Grignion de Montfort, Khảo luận về lòng sùng kính đích thực).
2. Tặng phẩm Đức Trinh Nữ Maria có nghĩa gì?
Ơn cứu độ là một chương trình, một nhiệm cục. Trong chương trình cứu độ, không có những biến cố riêng lẻ.
Ơn cứu độ là một chương trình, một nhiệm cục. Trong chương trình cứu độ, không có những biến cố riêng lẻ.
Khi Thiên Chúa ban tặng, thì Người cho tất cả. Khi Thiên Chúa ban Con duy nhất, thì cùng với Con, những tặng phẩm khác được ban theo sau:
“Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rm 8, 32).
Luật dư đầy trong ân sủng là một quy luật phi thường của Nước Thiên Chúa: “Phàm ai có, sẽ được cho thêm” (Lc 19,26).
Kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa về vị trí của Đức Maria trong Hội Thánh Chúa Giêsu.
Mẹ của Chúa Giê-su……Mẹ của người môn đệ Chúa yêu.
Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) [Công đồng Epheso (11.10 431)]
Mẹ Hội Thánh: Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, vào dịp bế mạc Công Đồng Vaticanô II (20.11.1964)
Mẹ của Đầu và của toàn Nhiệm Thể, của các phần tử trong Giáo Hội.
Mẹ của Chúa Giê-su……Mẹ của người môn đệ Chúa yêu.
Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) [Công đồng Epheso (11.10 431)]
Mẹ Hội Thánh: Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, vào dịp bế mạc Công Đồng Vaticanô II (20.11.1964)
Mẹ của Đầu và của toàn Nhiệm Thể, của các phần tử trong Giáo Hội.
1/ Mẫu tính phổ cập
Qua sự đau khổ lớn lao của thập giá, Đức Maria được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Mẹ đã góp phần vào việc tái sinh các linh hồn. Theo ý muốn của Chúa Giêsu và nhờ ân huệ Thánh Thần, mẫu tính thể lý dành riêng cho Chúa Giê-su được chuyển đổi thành mẫu tính thiêng liêng và phổ cập đối với các linh hồn.
Qua sự đau khổ lớn lao của thập giá, Đức Maria được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Mẹ đã góp phần vào việc tái sinh các linh hồn. Theo ý muốn của Chúa Giêsu và nhờ ân huệ Thánh Thần, mẫu tính thể lý dành riêng cho Chúa Giê-su được chuyển đổi thành mẫu tính thiêng liêng và phổ cập đối với các linh hồn.
Mẫu tính: chức năng và biểu tượng của tình yêu.
Chức năng của bà mẹ hướng về việc bảo vệ sự sống.
Khám phá tình mẫu tử của Đức Trinh Nữ liên quan đến việc suy niệm đời sống Chúa Giê-su.
Trong giai đoạn đầu, nhờ Đức Mẹ đến với Chúa Giê-su. Trong thời kỳ này, Đức Mẹ có thể lôi cuốn con cái loài người đến với Giê-su bằng những ân huệ phần xác và cả vật chất nữa: được sức khỏe, và công ăn việc làm, được lành bệnh…Nhưng dần dà, sau khi biết Chúa Giê-su nhiều hơn, chúng ta lại khám phá một khía cạnh khác của Đức Maria. Đó là Đức Trinh Nữ của sự khiêm tốn, khó nghèo, bé nhỏ của các mối phúc. “Sau khi được tình yêu Chúa Kitô nắm bắt, bạn sẽ gặp con đường của Đức Maria, vốn là con đường của sự nghèo khó, sự dịu dàng và khiêm tốn” (Jean Lafrance). Trong đời sống thiêng liêng, sự trở lại lần thứ hai là sự trở lại với Đức Trinh Nữ của các mối phúc.
2/ Mẫu tính gắn liền với tình yêu
Thánh nữ Tê-rê-sa Giê-su Hài Đồng viết: “Đức Maria đối với tôi. Người làMẹ hơn là Nữ Vương” (Plus Mère que Reine). Vào thời Trung Cổ, giáo hữu có thói quen tôn kính Đức Trinh Nữ bằng tước hiệu: Nữ Vương. Các thánh đường lớn được dâng kính Đức Mẹ dưới tước hiệu: Đức Bà (Notre Dame). Dần dà, danh hiệu Mẹ được phổ biến khắp nơi. Mẹ của lòng nhân hậu. Mẹ từ ái. Mẹ của người công chính cũng như kẻ tội lỗi, người có đạo cũng như kẻ ngoại đạo. “Không ai thành tâm kêu cầu sự cứu giúp của Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời”.
Thánh nữ Tê-rê-sa Giê-su Hài Đồng viết: “Đức Maria đối với tôi. Người làMẹ hơn là Nữ Vương” (Plus Mère que Reine). Vào thời Trung Cổ, giáo hữu có thói quen tôn kính Đức Trinh Nữ bằng tước hiệu: Nữ Vương. Các thánh đường lớn được dâng kính Đức Mẹ dưới tước hiệu: Đức Bà (Notre Dame). Dần dà, danh hiệu Mẹ được phổ biến khắp nơi. Mẹ của lòng nhân hậu. Mẹ từ ái. Mẹ của người công chính cũng như kẻ tội lỗi, người có đạo cũng như kẻ ngoại đạo. “Không ai thành tâm kêu cầu sự cứu giúp của Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời”.
Mẹ luôn nghiêng mình trên những đau khổ của nhân loại. Mẹ lau giọt lệ cho những kẻ khổ đau, Mẹ là sự an ủi cho những người u sầu khóc lóc.
II. ĐỨC MARIA MẪU GƯƠNG
Mẫu gương của sự vâng phục ý muốn Thiên Chúa, vốn là nền tảng của sự thánh thiện: “Xin vâng” (Lc 1, 38).
“Mẹ tôi và anh em tôi chính là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8, 21)
“Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa” (Lc 11, 28)
“Mẹ là người môn đệ thứ nhất và hoàn hảo nhất của Chúa Kitô” (ĐGH Phaolô VI, Tông Huấn: Marialis Cultus,35)
Mẹ huấn luyện bằng gương sáng hơn là lời nói.
Mẫu gương của các nhân đức đối thần: tin, cậy mến.
Mẫu gương của đời sống dâng hiến, đời sống trong Chúa Thánh Thần.
Mẫu gương của sự vâng phục ý muốn Thiên Chúa, vốn là nền tảng của sự thánh thiện: “Xin vâng” (Lc 1, 38).
“Mẹ tôi và anh em tôi chính là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8, 21)
“Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa” (Lc 11, 28)
“Mẹ là người môn đệ thứ nhất và hoàn hảo nhất của Chúa Kitô” (ĐGH Phaolô VI, Tông Huấn: Marialis Cultus,35)
Mẹ huấn luyện bằng gương sáng hơn là lời nói.
Mẫu gương của các nhân đức đối thần: tin, cậy mến.
Mẫu gương của đời sống dâng hiến, đời sống trong Chúa Thánh Thần.
III. ĐỨC MARIA LÀ NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
“ Có Mẹ Chúa Giê-su ở đó’ (Ga 2,1).
• Xin Đức Mẹ ở với chúng ta trong mọi biến cố của cuộc đời. Mẹ sẽ dạy chúng ta vâng nghe Lời Chúa Giê-su. “Người bảo gì, các anh cứ làm theo” (Ga 2, 5), và lúc đó nước sẽ biến thành rượu ngon.
• Mẹ là sự sống, sự dịu dàng, niềm cậy trông của chúng con (Kinh Lạy Nữ Vương).
• Mẹ là nhà đào luyện tâm hồn chúng con, để chúng con biết yêu mến Chúa và yêu mến mọi người.
• Mẹ là mẹ của tình yêu xinh đẹp, xin Mẹ huấn luyện con tim để nó được thanh khiết, vẹn tuyền giống Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ.
“Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con tìm trú ẩn dưới sự che chở của Mẹ. Xin nghe tiếng nguyện cầu của chúng cơn trong cơn nguy khốn. Và xin giải thoát chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen”
“ Có Mẹ Chúa Giê-su ở đó’ (Ga 2,1).
• Xin Đức Mẹ ở với chúng ta trong mọi biến cố của cuộc đời. Mẹ sẽ dạy chúng ta vâng nghe Lời Chúa Giê-su. “Người bảo gì, các anh cứ làm theo” (Ga 2, 5), và lúc đó nước sẽ biến thành rượu ngon.
• Mẹ là sự sống, sự dịu dàng, niềm cậy trông của chúng con (Kinh Lạy Nữ Vương).
• Mẹ là nhà đào luyện tâm hồn chúng con, để chúng con biết yêu mến Chúa và yêu mến mọi người.
• Mẹ là mẹ của tình yêu xinh đẹp, xin Mẹ huấn luyện con tim để nó được thanh khiết, vẹn tuyền giống Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ.
“Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con tìm trú ẩn dưới sự che chở của Mẹ. Xin nghe tiếng nguyện cầu của chúng cơn trong cơn nguy khốn. Và xin giải thoát chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen”
(Lm. Antôn Ngô Văn Vững, SJ)
Nguồn: dongten.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét