Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Sứ điệp từ cây Thánh Giá

Nếu như cây Thánh Giá không còn. Cây cho gỗ năm xưa vẫn là cây cám dỗ và sa ngã muôn thưở. Cây không ngừng phát triển, tội lỗi gia tăng không thể kiểm soát. Nếu cây Thánh giá không còn. Hình phạt án tử bất công gia tăng tràn ngập. Đau khổ vẫn đày đọa con người không lối thoát. Cây thánh giá không chỉ là cây biểu tượng tôn sùng hay đạo đức. Cây Thánh giá mang nhiều ý nghĩa khác hơn.

Cây sự sống.

Từ ban đầu cây mang trái cấm đã là một cây mang dấu vết của sa ngã. Con người tiếp tục sa ngã trên vết trượt cuộc đời, đã bao lần giống như tổ tiên xưa, tự bảo, “đừng lại gần cây ấy”, thế nhưng càng có lời khuyên lại có càng nhiều người lao vào trái cấm. Cây Thánh giá vì thế cần thiết thay cho cây trái cấm ấy. Con Thiên Chúa đã dùng cây Thánh giá để trở thành cây hiến tế, quyền lực sự dữ bị tiêu diệt bởi Tình yêu Thiên Chúa tự hiến làm giá chuộc.

Cây huyền nhiệm.

Cây Thánh giá là một cây huyền nhiệm, một cây biến đổi. từ cây mang màu sự chết trở thành cây ban sự sống. Từ cây thập hình xử tử trở thành cây cứu rỗi. Cây đau khổ trở thành cây mang niềm hy vọng. Nhìn lên Thánh giá Chúa, con người lâm bệnh trong nguy tử nhận thấy niềm an ủi lớn lao. Hôn lên cây Thánh giá nhỏ làm tiêu tan những đau khổ lớn phần xác. Những con người nghèo, thất thế, bị bỏ rơi, những con người chịu áp bức, cay đắng, nhìn lên Thánh giá với lòng cậy trông, tin tưởng vào ngày Chúa cứu thoát.

Xã hội cũng cần Thánh giá.

Con người cần đến Thánh giá, không thể loại bỏ Thánh giá ra khỏi đời sống, những nơi công cộng. Không những cá nhân cần đến Thánh giá mà cả xã hội cũng cần đến Thánh giá. Thánh giá để nhắc nhở cho xã hội biết rằng, đã xảy ra những tòa án bất công, con người vô tội trở thành tội nhân. Xã hội cũng có những bất công, con người lương thiện luôn chịu thiệt thòi, hy sinh bởi nhiều kẻ gian tham. Xã hội cần đến Thánh giá vì xã hội đầy bạo lực đã dẫn đến bao tội ác phi nhân. Con người hành xử với nhau một cách tồi tệ, đầy thú tính. Thánh giá nói về tình yêu chiến thắng cường bạo, nói về tha thứ chiến thắng hận thù, nói về công bằng thay cho bất công, nói về người yếu thế cần được tôn trọng. Thánh giá nói cho nhân loại cách xây dựng hòa bình bằng chiều ngang hai tay giang rộng, bằng trái tim rộng mở khoan dung, bằng chính thân thể hy sinh mạng sống cho người mình yêu.

Cây tha tội.

Tội lỗi là sự dữ khó thoát nhất của con người, Ai có thể cứu chúng ta ra khỏi tội? Đó là băn khoăn lớn nhất của con người. Bởi vì, con người ai cũng mang tội, những thứ tội phải chết. Thế nên, cây Thánh giá là quà tặng lớn nhất mà chính Thiên Chúa ban cho nhân loại. Trên cây Thánh giá đó, một con người vô tội, vô tỳ tích, một con người thánh thiện tuyệt đối, mang lấy tội của nhân loại, chết thay cho nhân loại, biến đổi sự chết thành sự sống nguyên tuyền. Một nhân loại mới được khai sinh, nhờ cây Thánh giá, con người đủ khả năng vượt thắng tội lỗi, con người có thể xây dựng hòa bình, trật tự, nếu con người lắng nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.

Sứ điệp Thánh giá được trao cho chúng ta, những con người được rửa tội trong Chúa Kitô. Chúng ta là những sứ giả niềm hy vọng cho nhân loại, chúng ta là những con người góp phần vào xã hội để xây dựng một xã hội yêu thương. Chúng ta là những con người loan báo hồng ân cứu độ cho tất cả mọi người chung quanh chúng ta gặp gỡ và chia sẻ. Chính vinh quang của Chúa chiếu giải qua Thánh giá để ý nghĩa cuộc đời mỗi con người được nên trọn vẹn.

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Phép lạ máu thánh trở thành lỏng xảy ra cho ĐTC Phanxicô tại Napoli

Theo tin từ Ý truyền đi, bình máu thánh đã khô cứng cuả thánh Januarius, vị giám mục tử đạo và là thánh quan thày cuả thành Napoli, đã chảy ra thành thể lỏng trong lúc ĐTC đọc lời ban phép lành với bình máu thánh.Hiện tượng máu hoá lỏng cuả thánh Januarius vẫn thường xuyên xảy ra ba lần mỗi năm trước sự chứng kiến cuả hàng ngàn khách hành hương, một là vào ngày 19 tháng 9, tức là ngày lễ cuả thánh Januarius, một nữa vào ngày 16 tháng 12, là ngày lễ quan thầy cuả thành Napoli và lần thứ 3 vào ngày thứ Bảy trước Chuá Nhật thứ nhất tháng 5, là dịp kỷ niệm xương và máu thánh được đưa về đây.

Thánh Januarius là vị giám mục cuả thành phố Napoli, đã chiụ tử đạo dưới những cuộc bách hại kinh hoàng cuả hoàng đế Diocletian diễn ra từ cuối thế kỷ thứ 3 cho tới đầu thế kỷ thứ 4 (Chấm dứt năm 305).

Trước đây bình máu cũng đã từng hoá lỏng trong một dịp khác, đó là dịp tông du cuả một vị giáo hoàng, vào năm 1848 khi Đức Giáo Hoàng Piô IX tới thăm nơi đây.

Đó là dịp duy nhất đã xảy ra cho một vị giáo hoàng bởi vì những cuộc thăm viếng sau này của đức Gioan Phaolo II (1979) và cuả đức Benedictô XVI (2007) đã không có sự lạ nào xảy ra cả.

Vào ngày 21 tháng 3 này, sau khi triều yết các tu sĩ và chủng sinh xong, ĐTC Phanxicô đã nâng bình máu thánh lên để ban phép lành cho cử toạ thì hiện tượng hoá lỏng xảy ra. Trước lúc đó, khi đức Hồng Y Crescenzio Sepe trao cho Ngài bình máu thánh thì máu vẫn còn đông cứng và đọng vào một bên cuả chiếc bình, nhưng khi ĐTC trao lại cho ĐHY, thì ĐHY quan sát và kêu lên: "Thưa ĐTC, có vẻ như Thánh yêu ĐTC lắm, vì máu đã lỏng ra được một nửa rồi."

Người ta biết rằng những hiện tượng hoá lỏng cuả bình máu thường cần một thời gian dài khoảng một vài phút trước khi toàn bộ khối máu đông mới hoá lỏng ra hết.

Cho nên chỉ trong một khoảng khắc cuả một nghi thức ban phép lành mà đã chảy ra được nột nửa rồi thì phải kể là một hiện tượng chớp nhoáng. Tuy thế, ĐTC Phanxicô vẫn khiêm nhượng pha trò làm cho cử toạ đứng quanh phài cười ồ lên:" Không phải đâu, vị Thánh chỉ yêu chúng ta có một ít thôi vì chúng ta còn cần phải cải thiện thêm nhiều hơn nữa".

Xin xem video CTV ở phút 1:05:13-1:05:35



(Trần Mạnh Trác, VCN 21.03.2015)

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Đức Thánh Cha tuyên bố Năm Thánh Từ Bi

VATICAN. Lúc 5 giờ chiều 13-3-2015, ĐTC đã chủ sự nghi thức thống hối tại Đền thờ Thánh Phêrô, với phần xưng thú và giải tội cá nhân sau đó. Ngài long trong tuyên bố Năm Thánh Từ Bi thương xót từ 8-12-2015 đến 20-11-2016.

Hiện diện tại Đền thờ có một số Hồng Y và Giám Mục, LM và tu sĩ cùng với ngàn ngàn tín hữu.

 Sau lời chào phụng vụ của ĐTC, mọi người đã nghe đoạn thư thánh Phaolô gửi tín hữu thành Ephêsô (2,4-10) trong đó thánh nhân nói về Thiên Chúa giàu lòng từ bi đã làm cho chúng ta từ trong tội lỗi được sống lại với Chúa Kitô: nhờ ơn thánh của Chúa, chúng ta được cứu thoát.. Chúng ta là công trình của Thiên Chúa, chúng ta được tạo dựng trong Đức Giêsu Kitô, để làm việc thiện. Tiếp đến là bài Tin Mừng theo thánh Luca (7,36-50) kể lại sự tích Chúa Giêsu dùng bữa tại nhà người biệt phái Simon. Một người đàn bà tội lỗi mang dầu thơm đến xức chân Chúa và lấy tóc mà lau. Trước phản ứng của người biệt phái, Chúa cho biết tội lỗi của bà ta tuy nhiều, nhưng đã được tha thứ vì bà đã yêu mến nhiều.

 Bài giảng của Đức Thánh Cha

 Ngài diễn giải bài Tin Mừng, phân tích thái độ của người đàn bà tội lỗi và của ông Simon người Biệt Phái:

 - ”Có tình yêu của người đàn bà tội lỗi hạ mình trước mặt Chúa, nhưng trước đó đã có tình yêu thương xót của Chúa Giêsu đối với bà, thúc đẩy bà đến gần. Giọt lệ thống hối và niềm vui rửa chân cho Thầy, tóc của bà lau khô chân CHúa với lòng biết ơn, những nụ hôn bà biểu lộ lòng quí mến thanh khiết của bà... Mỗi cử chỉ của bà nói lên tình yêu và biểu lộ ước muốn của bà mong được một sự chắc chắn vững vàng trong cuộc sống: chắc chắn mình được tha thứ. Và Chúa Giêsu ban cho bà sự chắc chắn ấy bằng cách đón nhận và tỏ cho bà tình thương của Thiên Chúa đối với bà: Thiên Chúa tha thứ cho bà rất nhiều vì bà đã yêu mến nhiều (Lc 7,47).

 - Trái lại, người biệt phải không tìm được con đường tình yêu. Ông ta dừng lại trong hình thức bề ngoài, không có khả năng thực hiện một bước tiến để đến gặp Chúa Giêsu Đấng ban ơn cứu độ cho ông. Simon đã mời Chúa dùng bữa, nhưng không thực sự đón tiếp Ngài.. Phán đoán của ông về người phụ nữ làm cho ông xa lìa sự thật và không để cho ông hiểu ai là người khách của ông. Ông dừng lại ở bề mặt bên ngoài và không có khả năng nhìn con tim.

 Từ đó, ĐTC nói: ”Lời nhắc nhở của Chúa Giêsu thúc đẩy mỗi ngừơi chúng ta đừng bao giờ dừng lại ở bề ngoài của sự việc, nhất là khi chúng ta đứng trước một con người. Chúng ta được kêu gọi nhìn xa hơn, nhắm đến con tim để thấy mỗi người có khả năng quảng đại dường nào. Không ai có thể bị loại khỏi lòng từ bi của Thiên Chúa; tất cả biết con đường để đến với lòng từ bi ấy và Giáo hội là nhà đón tiếp mọi người và không từ khước một ai.

 Tuyên bố Năm Thánh Từ Bi

  Và ĐTC nói rằng: ”Anh chị em thân mến, tôi thường suy nghĩ xem làm thế nào để Giáo Hội có thể làm nổi bật hơn sứ mạng của mình là làm chứng nhân về lòng từ bi. Đó là một con đường bắt đầu bằng sự hoán cải tinh thần. Vì thế, tôi quyết định ấn định Năm Thánh đặc biệt, có trọng tâm là lòng từ bi của Chúa. Đây sẽ là một Năm Thánh Từ Bi. Chúng ta muốn sống năm này dưới ánh sáng lời Chúa nói: ”Các con hãy có lòng từ bi thương xót như Chúa Cha” (Xc Lc 6,36).

 Năm Thánh này sẽ bắt đầu từ lễ Đức Mẹ Vô nhiễm tới đây (8-12-2015) và sẽ kết thúc ngày 20-11-2016, Chúa nhật lễ Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ và là tôn nhan sinh động của lòng từ bi Chúa Cha. Tôi ủy thác việc tổ chức Năm Thánh này cho Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, để có thể linh hoạt năm này như một giai đoạn mới trên hành trình của Giáo Hội trong sứ mạng mang Tin Mừng từ bi cho mỗi người”.

 ”Tôi xác tín rằng toàn thể Giáo Hội có thể tìm được trong Năm Thánh này niềm vui để tái khám phá và làm cho lòng từ bi Chúa phong phú, qua đó tất cả chúng ta được kêu gọi mang lại an ủi cho mỗi người nam nữ trong thời đại chúng ta. Ngay từ bây giờ tôi phó thác cho Mẹ Từ Bi, xin Mẹ ghé mắt nhìn chúng ta và canh giữ hành trình của chúng ta”.

 Cử hành bí tích thống hối

 Sau bài giảng của ĐTC, mọi người đã xét mình trong thinh lặng, rồi xưng tội riêng và lãnh nhận bí tích xá giải do 48 linh mục và một số GM ban. Cả ĐTC cũng xưng tội trước khi giải tội cho một số hối nhân. Các vị giải tội hầu hết là các cha dòng thuộc đoàn giải tội ở 4 đại vương cung thánh đường Roma, và tòa Ân giải tối cao.

 Buổi cử hành nghi thức thống hối kết thúc với phần tạ ơn và phép lành của ĐTC. Đây là lần thứ 2 ngài chủ sự nghi thức thống hối mùa chay với phép xá giải cá nhân tại Đền thờ Thánh Phêrô.

 Và giống như năm ngoái, buổi lễ thống hối được nối tiếp với chương trình gọi là ”24 giờ cho Chúa” do Hội đồng Tòa Thánh tái Truyền Giảng Tin Mừng, đề xướng và được cử hành tại 3 thánh đường ở trung tâm Roma, trong đó các tín hữu cầu nguyện và lãnh nhận bí tích hòa giải. Có 60 LM tình nguyện giải tội cho các tín hữu, kể cả ĐHY Mauro Piacenza, Chánh tòa Ân giải tối cao, và tất cả các LM nhân viên của Tòa này.

 Nhiều giáo phận trên thế giới cũng cử hành các buổi lễ tương tự trong mùa chay.

 Thông cáo về Năm Thánh Từ Bi

 Trong thông cáo công bố sau lời tuyên bố của ĐTC, Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng cho biết việc thông báo chính thức và long trọng Năm Thánh sẽ được cử hành với việc đọc và công bố tại Cửa Năm Thánh Tông Sắc vào Chúa Nhật kính lòng Từ Bi Chúa, tức là Chúa nhật thứ hai sau lễ Phục Sinh tới đây (12-4-2015).

 Nghi thức khai mạc Năm Thánh Từ Bi là lễ Mở Cửa Năm Thánh. 4 đại vương cung thánh đường ở Roma đều có Cửa Năm Thánh. Nghi thức này diễn tả tượng trưng ý niệm theo đó trong Năm Thánh, một ”hành trình đặc biệt” tiến về ơn cứu độ được cống hiến cho các tín hữu. Sau lễ nghi mở Cửa Năm Thánh ở Đền thờ Thánh Phêrô, cũng sẽ có lễ nghi tương tự tại 3 Đại vương cung thánh đường khác ở Roma. (SD 12-3-2015)

(G. Trần Đức Anh OP, RadioVaticana 13.03.2015)

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Thánh Giuse: Con người của thinh lặng

Khi đã trải qua những sóng gió của cuộc đời, khi mái tóc đã bạc màu sương gió thời gian… người ta thường trầm mặc hơn, ít nói hơn. Hoặc vì người ta ngao ngán với “nhân tình, thế thái”, thu mình vào trong cái vỏ ốc tự ti của mình. Nhưng cũng có thể người ta thinh lặng để suy tính, không vội vã mà hành động khôn ngoan hơn. Có nhiều người chỉ cần thinh lặng mà làm được những việc phi thường và tìm được biết bao niềm vui trong cuộc sống.

Thánh Giuse đứng đầu trong số ít những người đó. Trước  mọi vấn đề, ngài đều thinh lặng dùng đức tin để tìm hiểu, suy xét và đón nhận. Thánh Phaolô trong thư gởi cho tín hữu Do Thái đã viết: “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy” (Dt 11,1). Nhờ đức tin, thánh Giuse được chọn làm bạn Đức Maria và có sứ mạng “chăm sóc Đức Giêsu”.

Tin Mừng gồm tóm cả đời sống thánh thiện và gương mẫu của ngài bằng hai từ công chính. Công chính ở chỗ biết can đảm trong nghịch cảnh, một sự công chính vượt lên trên việc tuân thủ lề luật, do lòng kinh trọng sâu xa trước việc làm của Thiên Chúa. Ngôn từ công chính của Tin Mừng gợi lên cho chúng ta lòng khâm phục về thánh cả Giuse, một con người trầm lặng luôn sống theo thánh ý Chúa, luôn thực hiện tuyệt đối chương trình cứu chuộc của Chúa.

Tin Mừng theo Thánh Matthêu thuật lại bốn lần sứ thần báo mộng đều được thánh Giuse đáp trả bằng tiếng nói xin vâng trong thinh lặng, thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa. Ngài đã thinh lặng khi biết tin Maria đã mang thai trước khi hai người về chung sống, nhờ đó mà ngài nghe được tiếng Chúa, làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.

Các lần báo mộng tiếp theo khiến Giuse đang đêm phải tất tả đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, rồi sau đó lại được báo mộng đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi. Cuối cùng lui về miền Ga-li-lê, và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét. Trước mọi biến cố phong ba bão táp của cuộc đời, thánh Giuse luôn thinh lặng làm theo ý Chúa, nhờ đó mà ngài đã làm cho mọi sự nên trọn hảo trong vai trò cha nuôi Chúa Cứu Thế.

Ngài vẫn luôn giữ thái độ thinh lặng khi phải đương đầu với những thử thách cam go của cuộc đời Hài Nhi. Một thái độ sống khiêm nhu để vâng theo ý Chúa dù rằng ngài cũng rất suy tư, lo toan tìm mọi cách để Thánh gia có được sự an toàn nhất. Thánh Giuse đã có mặt trong mọi lúc nguy biến mà Chúa Giêsu và Đức Mẹ cần đến, nhưng khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng công khai thì cuộc đời của ngài cũng bắt đầu chấm dứt một cách thinh lặng nơi trần gian này. Không một lời thắc mắc, bộc bạch, sự thinh lặng thánh của ngài đã diễn tả được cuộc đời của một con người hoàn toàn thuộc về Chúa, cho Chúa và vì Chúa.

Sự thinh lặng của ngài không phải là do sợ hãi, nhu nhược hay dửng dưng với cuộc đời mà là tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngài cương quyết trong hành động, can đảm sống đương đầu với thực tế hơn là nói suông. Thái độ sống của ngài là luôn làm theo thánh ý Chúa trong việc gìn giữ Thánh gia. Chính cử chỉ, hành động và lối sống của ngài đã minh chứng ngài là con người luôn thinh lặng để lắng nghe và tuân hành thánh ý Chúa.

Thinh lặng cũng là một ngôn ngữ, ngôn ngữ nội tâm, ngôn ngữ tín thác, ngôn ngữ đức tin, ngôn ngữ chân thật. Ngài đã thinh lặng khi cùng Maria bôn ba tìm kiếm con suốt ba ngày trời, nhờ đó mà ngài đã vâng theo thánh ý Chúa dù rằng ngài chưa hiểu hết những gì đang xảy ra. Ngài đã thinh lặng để lắng nghe tiếng nói của con tim mình luôn rung nhịp yêu thương với trái tim Maria và Hài Nhi yêu dấu. Ngài đã thinh lặng để cho tiếng Chúa vang lên trong tâm hồn của mình mà nhờ đó ngài đã tìm được con Chúa giữa dòng người đông đúc trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem.

Nếu không có một đức tin chân thật, một đức ái chân thành, Thánh Giuse sẽ không làm theo điềm báo của các giấc mộng. Tính chân thành của ngài là sống đức ái trong thinh lặng, là dám hi sinh cho người mình yêu, từ đó ngài sống cho và vì Đức Maria và Chúa Giêsu. Cuộc đời con người luôn có biết bao điều xảy ra ngoài dự định và tầm hiểu biết. Khi chưa hiểu rõ vấn đề, con người thường hay quyết đoán vội vã theo lý lẽ của mình vì thế hãy bình tâm thinh lặng để nghe theo lời Chúa trước mọi biến cố xảy ra.

Lạy Thánh Giuse bổn mạng, xin chia sẻ cho con một chút thinh lặng để con tìm ra ý Chúa trong từng biến cố cuộc đời, hầu những điều con nói hay viết ra đều đẹp lòng Chúa và mang lại lợi ích cho bản thân, đoàn thể và cộng đoàn dân Chúa. Xin thánh hóa sự thinh lặng của con để nó không trở thành cái vỏ để con cúi đầu chui vào ẩn nấp, đảm bảo cho sự an toàn của bản thân con. Xin cầu bầu cùng Chúa để con khỏi “sa chước cám dỗ” từ chỗ thinh lặng không dám nói những điều mình đang trăn trở, suy nghĩ, rồi trở nên “dửng dưng đối với tha nhân và với Thiên Chúa” như lời giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Sứ điệp Mùa Chay 2015.

Jos. Hoàng Mạnh Hùng

Thánh Giuse gương mẫu cho người trưởng gia

Ngày 19 tháng 3, Hội Thánh hoàn vũ hân hoan mừng kính Thánh Giuse, bạn trăm năm của Ðức Trinh Nữ Maria, cha nuôi Chúa Giêsu, vị quan thầy khả kính của mình cách trọng thể. Truyền thống bình dân Kitô giáo dành trọn tháng Ba cho thánh Giuse người của Thiên Chúa và đem lòng sùng kính ngài cách đặc biệt.

Trong chương trình của Thiên Chúa tình thương, thánh Giuse đã được mời gọi trở nên người cha trên trần gian của Ngôi Lời Nhập Thể, (nơi ngài) được phản chiếu một cách đặc biệt tình phụ tử của Thiên Chúa. Nên khi chúng ta tôn kính thánh nhân là chúng ta ca khen chúc tụng Thiên Chúa : “Trong ngày lễ kính thánh Giuse chúng con cùng tung hô, chúc tụng và ca ngợi Cha” (Kinh Tiền Tụng Thánh Giuse). Đây là điều đẹp lòng Thiên Chúa, lời nguyện khác có đoạn “Vào lúc bình minh của thời đại mới, Chúa đã trao cho thánh Giuse bảo vệ các Mầu Nhiệm Cứu Độ, xin cho Hội Thánh Chúa luôn luôn nhớ lời cầu bầu của thánh nhân …”. Chính Đức Giáo Hoàng Pio IX đã công bố sắc lệnh Quemadmodum Deus (08.12.1870), nhận thánh Giuse làm quan thầy cả Hội Thánh, hàng năm dành riêng hai lễ kính ngài vào ngày 19 tháng 3 và mùng 01 tháng 5.

1/ Bạn đời của Đức Nữ Trinh

Tin Mừng ghi lại : “Giuse bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kính đáo” (Mt 1, 19). Ðây là câu chuyện duy nhất trong Tân Ước diễn tả trực tiếp về con người của thánh Giuse, một vị hôn phu không những là người đã giữ đức công bình mà còn trung thành chu toàn mọi bổn phận của một người chồng, người chủ gia đình.

Lần giở lại những trang Tin Mừng có liên quan đến Thánh Giuse, chúng ta có thể khám phá ngay tính cao thượng trượng phu của ngài. Khi hay tin Mẹ Maria mang thai, Thánh Giuse không bối rối cũng không ẩn trốn. Nhưng ngài chỉ mới toan tính bỏ Bà Maria cách kín đáo. Tuy nhiên, ngài không thực hiện ý định đó. Bởi sau khi được sứ thần Thiên Chúa đến mặc khải cho ngài qua giấc mộng: “Mẹ Maria mang thai là bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20), ngài đã không còn “bán tín bán nghi” nữa. Trái lại, tín thác hoàn toàn vào lời của sứ thần, sẵn sàng đón Đức Maria về nhà làm bạn mình và phục vụ với lòng kính trọng, mến yêu.

Những biến cố xảy ra trong cuộc đời Thánh Giuse như: Mầu Nhiệm Nhập thể, cuộc trốn chạy sang Ai Cập trước ý định tìm giết Chúa Giêsu của vua Hêrôđê, việc lạc mất Chúa Giêsu, cũng như những tháng năm sống đời ẩn dật tại Nazaret, Giuse, bậc trượng phu đã đứng mũi chịu sào trong mọi tình huốn : cùng bạn mình “đem Hài nhi lên Giêrusalem tiến dâng cho Chúa” (Lc 2, 22) ; “đem Hài nhi và mẹ Ngài ban đêm mà trốn qua Ai Cập” (Mt 2,14 ) ; “đem Hài Nhi và Mẹ Ngài mà về đất Israel” (Mt 2, 20) ; cùng với bạn đời sống âm thầm nơi thôn làng Nazaret, hàng năm cùng với Đức Maria đưa Chúa Giêsu lên Đền thờ chầu lễ (x. Lc 2, 41- 43). Ngài thật là vị hôn phu của Ðức Maria.

Như thế, từ khi kết hôn với Mẹ Maria cho đến biến cố Chúa Giêsu 12 tuổi tại Ðền thờ Giêrusalem, ngài ân cần yêu thương đồng hành trong mọi lúc. Ngài ở cạnh Maria Hiền thê của ngài trong những lúc thanh thản cũng như trong những lúc khó khăn của cuộc sống, trong hành trình đi Bêlem để kiểm tra dân số, và trong những giờ hồi hộp và vui mừng của cuộc sinh hạ; trong lúc bi thảm tị nạn sang Ai Cập và trong cuộc vất vả tìm con tại Ðền Thờ; và rồi trong cuộc sống hằng ngày tại nhà Nazaret, trong phòng làm việc nơi thánh nhân đã dạy nghề cho Chúa Giêsu.

Thánh Giuse đã sống ơn gọi làm chồng của Đức Maria trong thinh lặng, kiên trì và trung tín hoàn toàn, cả khi ngài không hiểu. Ngài biết lắng nghe Thiên Chúa, để cho thánh ý Chúa hướng dẫn, và chính vì thế thánh nhân trở thành người chồng mẫu mực của Đức Maria và người cha tận tụy đối với Chúa Giêsu, như Chân phước Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh: “Thánh Giuse, vì yêu thương chăm sóc Mẹ Maria và vui mừng tận tụy giáo dục Ðức Giêsu Kitô, như thế Ngài cũng giữ gìn và bảo vệ nhiệm thể của Ngài là Giáo Hội, mà Ðức Thánh Trinh Nữ là hình ảnh và gương mẫu” (Trích Tông Huấn Redemptoris Custos, 1).

2/ Cha nuôi Hài Đồng Giêsu

Thánh Giuse là vị hôn phu của Ðức Maria, Đấng đã cưu mang Chúa Giêsu, mà vẫn còn đồng trinh, do bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Nhưng con trẻ Giêsu cũng là con của thánh Giuse, vị hôn phu hợp pháp của Mẹ Maria. Vì thế, trong Tin Mừng, cả hai đều được gọi là song thân của Chúa Giêsu (Lc 2, 27.41).

Cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Mẹ Người mà thánh Luca mô tả : Đức Maria nói “Này cha con và mẹ phải đau khổ tìm con!” Nhưng Ngài đáp lại: “Thì tại sao tìm con? Lại còn không biết là con phải ở lại nơi nhà Cha con sao?” (Lc 2 , 48 – 49). Những lời của Chúa Giêsu giúp chúng ta hiểu được thiên chức “ làm cha ” của thánh Giuse. Khi gợi lên cho cha mẹ trần gian về việc của Đấng mà Ngài gọi là “Cha con”, Chúa Giêsu tiết lộ sự thật về vai trò của Đức Maria và Thánh Giuse. Thánh Giuse thực sự là “chồng” của Đức Maria và là “cha” của Chúa Giêsu, như Đức Maria nói: “Cha con và mẹ phải đau khổ tìm con”. Nhưng thánh Giuse là chồng và là cha theo ý Thiên Chúa, vì chính Thiên Chúa mời gọi Giuse cống hiến đời mình phục vụ người Con duy nhất của Chúa Cha và Đức Trinh Nữ Maria. Thánh nhân đã đảm nhận thánh ý Chúa với lòng trung thành và ngưỡng mộ.

3/ Gưỡng mẫu cho người trưởng gia

Ngày hôm nay có biết bao người đang vui mừng làm ông nội, ông ngoại, làm bố, và đang hồi hộp chờ đợi đứa con đầu lòng, tức là sắp được làm bố, với bao trách nhiệm gia đình phải gánh vác. Họ không biết làm ông, làm bố thế nào cho phải cho nên. Xem ra họ phải chấp nhận mọi hy sinh vì điều thiện hảo cho gia đình của họ. Họ mong ước được người vợ và con cái chia sẻ tình thương để bù lại cho những mệt nhọc phải chịu. Thì thánh Giuse là mẫu gương sống động cho chính họ học đòi bắt chước, trong vai trò làm chồng cách quảng đại, làm cha gương mẫu và làm chủ gia đình cách tận tụy sáng suốt.

Kính xin Thánh Giuse từ trời cao phù hộ cho tất cả các người cha và bảo vệ những người làm cha trong gia đình. Ước chi mỗi người trong họ có thể phản chiếu tình thương dự phòng và trung tín của Thiên Chúa trong khi thi hành những trách nhiệm là chồng, làm cha và làm chủ gia đình.

Nguyện xin Thánh Giuse và Mẹ Maria rất thánh, Nữ Vương các gia đình và là Mẹ của Giáo Hội, (nguyện xin hai Ðấng) cầu cùng Chúa cho chúng con được hồng ân chúng con xin. Amen./.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Thư của Mẹ Maria gửi cho Thánh Giuse (19-3)

Anh thân mến,

Em hằng cảm tạ Thiên Chúa vì Người đã thực thi bao điều điều kỳ diệu trên gia đình chúng ta. Giữa biết bao sóng gió của cuộc đời, lòng chung thủy và tín trung vào Chúa của anh và em đã giúp chúng ta vượt qua biết bao cơn thử thách. Về phần em, em thật hạnh phúc khi có một người bạn trăm năm tuyệt vời như anh. Nhờ anh mà cuộc đời em được thành toàn trong kế hoạch của Thiên Chúa. Hay đúng hơn, nhờ Giêsu đã nối kết chúng ta nên những thụ tạo tuyệt vời trong công trình cứu độ của Người. Hôm nay, cả Giáo hội hướng về anh với lòng kính tôn và ngưỡng mộ, muốn bắt chước nhân đức sáng ngời của anh. Em gửi đến anh đôi dòng tâm sự để gợi nhớ lại những kỷ niệm thật đẹp của gia đình chúng ta khi còn dưới thế.

Anh biết không, sau cuộc truyền tin của sứ thần, lòng em vô cùng hồi hộp và lắng lo. Em không biết phải giải thích làm sao cho anh hiểu. Em không biết hài nhi mà em cưu mang như lời sứ thần nói sẽ như thế nào. Nếu như anh nhất mực chối bỏ em cùng bào thai này, em không biết phải đối diện ra sao với thực tế. Nếu người con này không có cha, thì theo lẽ thường tình, người ta sẽ ném đá để cướp đi sinh mạng của hai mẹ con em. Nhưng Chúa đã lo liệu tất cả. Anh cũng đã mau mắn thưa tiếng “xin vâng” với Người. Anh đồng ý đảm nhận trọng trách là người cha nuôi của con trẻ Giêsu. Là một người chồng chung thủy, một người cha nuôi mẫu mực, anh đã giúp gia đình mình vượt qua những chặng đường chông gai.

Thách đố đầu tiên phải kể đến là đoạn đường dài chúng ra đi xuống miền Giuđê để khai tên tuổi. Nhớ lại thấy thương anh biết chừng nào, vì phải vất vả hộ tống một thai phụ sắp tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Trên hành trình ấy, anh chẳng càm ràm cũng không than trách gì cả. Anh đã xem mẹ con em như mạng sống của mình. Anh quan tâm và lo lắng cho em. Dù đường xá ngập nghềnh xa tít, lòng anh vẫn an vui, nhẫn nại để đón nhận tất cả. Điều này đã nâng đỡ em biết bao nhiêu.

Còn nhớ chiều hôm ấy, anh vất vả hỏi từng chủ quán trọ, quýnh lên vì trời gần tối mà chưa tìm được chỗ nương thân. Em lo một, anh lo mười. Anh thì nằm nghỉ ở đâu cũng được, thân trai nằm gai nếm mật có xá gì! Nhưng vì anh lo cho em và con, nên lòng anh càng rối bời biết mấy! Cũng vì kiếp nghèo nên không một chủ nhà trọ nào chào đón chúng ta. Thay vào đó, một chuồng bò ngoài đồng lại trở nên chỗ cư ngụ cho gia đình mình. Rồi chính nơi đây, em và anh đã hát khen mừng Chúa giáng sinh. Chiêm ngắm Con nằm trong máng cỏ, lòng em và anh đã ngập tràn niềm vui hạnh phúc.

Vui mừng chẳng được bao lâu, anh lại phải hối hả đưa hai mẹ con em trốn sang Ai cập giữa đêm hôm khuya khoắt. Bao nhiêu ngày qua, anh đã vất vả khá nhiều. Nằm chợp mắt một tí, anh cũng chẳng thể nghỉ yên. Vì vợ và vì con, anh chẳng màng chi mệt mỏi. Mạng sống và sự an toàn của Hài Nhi là quan trọng hơn hết, quan trọng hơn cả phút an nhàn và thoải mái của chính mình. Thật hạnh phúc cho em và con vì có được một người chồng và người cha tuyệt vời như thế.

Rồi ở bên Ai Cập, anh cũng phải vất vả tìm chỗ ở, rồi hành nghề để lo cho gia đình. Khi nghe tin nhà vua tìm giết Hài Nhi đã băng hà, anh lại đưa gia đình về sống êm đềm nơi xóm nghèo Nazarét. Chính nơi ấy anh đã cần lao trong âm thầm và khiêm tốn. Anh cố gắng làm mọi sự để chăm sóc cho hai mẹ con em. Còn nhớ, những công việc nặng trong nhà anh luôn là người gánh vác. Kinh tế thiếu trước hụt sau anh là người trăn trở, và tìm cách vượt qua. Gian khổ là thế, túng nghèo là vậy, nhưng em chưa thấy anh một lời than thở, thoái lui. Ngược lại, anh càng nỗ lực làm việc nhiều hơn. Cần cù và nhẫn nại là sở trường của anh. Bởi lẽ, anh tin rằng làm việc cũng là cộng tác vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Do đó, sau này Giêsu nhà ta đã nhiệt tâm lao tác để loan báo Tin Mừng Nước Trời, vất cả từ sáng tới đêm. Đúng là “xem quả thì biết cây”!

Tuy đời sống trăm bề thiếu thốn, nhưng chính đời sống thiêng liêng, gắn kết với Thiên Chúa đã giúp gia đình chúng ta có được như ngày hôm nay. Em chẳng quên được biến cố cả nhà trẩy hội đền Giêrusalem khi Con mình lên 12 tuổi. Con ở lại Đền thờ. Anh và em khổ tâm vất vả đi tìm. Là một con người có trách nhiệm và là trụ cột của gia đình, hẳn là anh đã lo lắng nhiều lắm vì chăm sóc cho Giêsu là sứ mạng Chúa giao cho anh mà. Tuy anh không diễn tả ra, nhưng em biết là lòng bừng lửa đốt vào lúc ấy. Ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa vì cho cả nhà ta được đoàn viên sau ba ngày xa cách.

Từ ngày ấy trở về sau là chuỗi thời gian em và anh chứng kiến Hài nhi lớn khôn trước mặt Thiên Chúa và người đời. Dưới mái nhà Nazarét, anh khiêm nhu hoàn thành nhiệm vụ của mình trong niềm vui của một người chồng và người cha. Anh dạy cho Giêsu những bài học làm người. Ngày từng ngày, Giêsu lớn lên cũng là anh dần dần nhỏ lại. Một đời anh hy sinh cho Con, mong chờ đến ngày Con thực thi sứ mạng cứu thế. Nhưng chờ hoài, chờ mãi, chờ đến khi nhắm mắt xuôi tay, Giêsu vẫn là chàng thanh niên hành nghề mộc giản dị nơi thôn quê. Được sống và được chết cho Giêsu, anh xem đó là phúc phần to lớn hơn bất cứ điều gì trên cõi đời này rồi. Được Chúa Tể muôn loài gọi mình một tiếng “cha”, liệu có niềm vui sướng nào to lớn hơn thế? Sau khi hoàn thành trách vụ cao cả của mình, anh mỉm cười lìa thế. Giêsu cũng lên đường thực thi sứ mạng. Chỉ còn mình em cô đơn nơi góc nhà. Gia đình chúng ta mỗi người mỗi ngả, nhưng luôn mãi hiện diện trong lòng nhau.

Anh thân mến,

Nơi dương thế hôm nay, Giáo Hội của Chúa Giêsu đặt mình dưới sự bảo trợ của anh. Ước gì các gia trưởng, những người lao động vất vả mưu sinh, luôn biết noi gương anh để họ có được nguồn sức mạnh mà vượt thắng những thách đố của cuộc đời.

Thủ Đức, Lễ mừng kính Thánh Giuse 19.3

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.

(Bài viết này không có ý nói đến phương diện thần học, con chỉ xin mượn hình ảnh của Đức Mẹ và dùng trí tưởng tượng để tâm sự với Thánh Cả Giuse.)

Nguồn: http://dongten.net/noidung/47176

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Sự vâng lời của Đức Giêsu

Vâng lời là một hành vi mang tính nhân bản và nhân linh của con người, là sự tuân theo mệnh lệnh hay làm theo yêu cầu của một ai đó có quyền hay trách nhiệm trên mình. Nói khác đi, vâng lời là làm theo ý người nào đó có trách nhiệm với mình hoặc ít là liên quan đến mình (cha mẹ, thầy cô, anh chị,…) và cao hơn nữa, con người còn vâng phục ông trời, các thần linh, các đấng thánh ở trên trời để các ngài phù hộ, che chở mình. Vâng lời là hành vi của lòng hiếu thảo, yêu mến và kính sợ đối với người có trách nhiệm với mình. Hành vi ấy cũng nói lên tôn ti trật tự trong luân thường đạo lý của con người ở mọi thời đại. Như thế, ai không vâng lời, người ấy chưa phải là người thực sự.

Thế nhưng, trong thời đại xã hội hôm nay, nền văn minh của nhân loại ngày càng tiến bộ, với sự phát triển siêu tốc của các phương tiện truyền thông (email, internet, điện thoại di động siêu hiện đại, …) và con người luôn ở trong trạng thái “online”, không quá khứ, không tương lai, mọi sự đều trong hiện tại và luôn hiện tại, tức thời. Chủ nghĩa cá nhân vốn đang được đề cao nay càng được chú trọng nhiều hơn nhất là vấn đề tự do, dân chủ. Người ta thích tự do và làm mọi cách để có tự do. Chính vì thế, con người thời nay nói chung, giới trẻ cách riêng dường như không thích vâng lời và rất khó vâng lời, ngay cả vâng lời cha mẹ, những người có trách nhiệm với mình. Nhiều bạn còn cho rằng vâng lời một cách ngoan ngoãn là cù lần, là ấu trĩ. Sự vâng lời có còn giá trị hay không và tôi phải sống đức vâng lời ấy như thế nào?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng chiêm ngươơng gương vâng phục của Đức Giêsu: Dầu là Con Thiên Chúa nhưng khi làm người, Đức Giêsu đã sống đức vâng lời một cách triệt để và hoàn hảo (x. Dt 5,8).

1. Hành trình vâng phục của Đức Giêsu: (từ lúc nhập thể, nhập thế đến giây phút cuối cùng trên thập giá)

a. Đức Giêsu vâng phục Chúa Cha

Đức Giêsu luôn vâng phục Chúa Cha trong mọi hoàn cảnh và biến cố của đời Ngài.

Trước hết, Đức Giêsu đã vâng lời Cha từ bỏ “ngai vàng” để xuống thế nhập thể làm người sống giữa nhân loại (Pl 2,7). Ngài cũng tự nguyện vâng lời sinh ra trong thân phận nghèo hèn, túng thiếu “bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 1,12) để chia sẻ kiếp nghèo với từng người trong cõi nhân gian. Ngài vui nhận những giới hạn, chi phối về không gian, thời gian; cũng ăn, uống, làm việc, … như bao người khác. Đức Giêsu đã vâng phục Chúa Cha trong việc chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ trong hành trình làm người và thực thi chương trình cứu độ: chạy trốn Hêrôđê (x. Mt 2,13), đối đầu với những cản trở, chống đối của phái Pharisêu (x. Mt 12, 2.10), ḅ khước từ, xua đuổi (x. Mt 8,34) , …

Tiếp đó, Đức Giêu dù vô tội nhưng vì vâng lời Cha, Ngài đã khiêm hạ xếp mình vào hàng tội nhân để xin Gioan làm phép rửa “Bây giờ cứ thế đã vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt 3,15). Trong suốt quá trình rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu luôn vâng phục Cha qua việc chỉ nói và làm điều Cha muốn (x. Ga 5,19.30; Ga 8,26.28), Ngài không làm gì theo ý riêng mình mà hoàn toàn theo ý Cha, không bao giờ Đức Giêsu làm phật ý Cha, trái lại luôn làm hài lòng Cha “Đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 17,5).

Đối với Đức Giêsu, ý Chúa Cha là lương thực, là lẽ sống của Ngài “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn Đấng đã sai Thầy” (Ga 4,34). Chính vì thế, có thể nói rằng Đức Giêsu đã vâng phục Chúa Cha trong mọi sự, mọi nơi, mọi lúc. Ngay cả trong những giây phút hấp hối kinh hoàng nhất, đau đớn nhất, dù phải đối diện với cái chết và dầu không muốn “Áp-ba, Cha ơi! Cha có thể làm được mọi sự, xin cho con khỏi uống chén này” nhưng Đức Giêsu vẫn luôn tìm vâng phục ý Cha “xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha” (Mc 14,36). Vâng lời Cha, Đức Giêsu đón nhận mọi đòn roi, cực hình kể cả những lời nhạo báng, chê bai nhục nhaơ nhất (x. Lc 23,35-38). Và cuối cùng, vâng lời Cha, Đức Giêsu đã chấp nhận án tử hình trên thập giá “vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,8), với lòng cậy trông tuyệt đối “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).

b. Đức Giêsu vâng lời cha mẹ (Thánh Giuse và Đức Maria)

Dù là Con Thiên Chúa nhưng khi xuống trần gian thực hiện chương trình cứu độ, Đức Giêsu đã vâng lời làm người và “làm con của con người”. Trong tư cách là con, Đức Giêsu đã sống trọn tình vẹn nghĩa với cha mẹ Ngài là Thánh Giuse và Đức Maria. Ngài đón nhận tất cả tình yêu thương, sự nuôi nấng, dưỡng dục của cha mẹ và cứ thế lớn lên theo thời gian “Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadareth và hằng vâng phục các Ngài” (Mt 2,51). Ngay cả khi đến tuổi trưởng thành, Đức Giêsu vẫn luôn là người con hiếu thảo, vâng lời. Chẳng hạn, tại tiệc cưới Cana dù chưa đến “giờ” của mình nhưng vâng lời Mẹ, Đức Giêsu đã làm phép lạ hoá nước lã thành rượu ngon đem lại niềm vui cho mọi người (x. Ga 2,1-12).
Như thế, có thể nói Đức Giêsu là người con hiếu thảo nhất, làm vui lòng cha mẹ nhất qua thái độ vâng lời trọn vẹn của Ngài.

2. Động cơ vâng phục của Đức Giêsu

* Với Chúa Cha

a. Yêu mến và hiếu thảo với Cha

Yêu mến ai thì luôn muốn làm vui lòng người yêu bằng cách nghe theo lời người yêu, làm điều người yêu muốn. Hơn ai hết, vì yêu mến Cha trên hết mọi sự, Đức Giêsu luôn vâng Cha cách tuyệt đối và với tâm tình con thảo, Ngài không bao giờ làm điều gì phật ý Cha. Ngài không làm gì mà không hỏi ý Cha và cũng không làm gì không vì yêu Cha. Yêu Cha, Đức Giêsu hoàn toàn phó mình trong tay Cha, nói tất cả những gì nghe được nơi Cha (x. Ga 8,26.28) và làm tất cả những gì Cha muốn (x. Ga 5,19.30; Ga 8, 28). Dù là giảng dạy, chữa bệnh, trừ quỷ, đối chất với những người tự cho mình là công chính, là thánh thiện (các Kinh sư, Pharisêu,…) rồi bắt bẻ, chống đối Chúa, Đức Giêsu đều dấn thân cho đến cùng trong sự hướng dẫn của Cha, vì Cha và để tỏ lòng yêu mến Cha.

b. Muốn nên một với Cha trong mọi sự

Yêu ai thì muốn nên một với người ấy và bí quyết nên một với người yêu chính là vâng lời người yêu, làm những gì người mong muốn. Từ đời đời, Ngôi Hai Thiên Chúa đã là một và hoàn toàn nên một với Cha trong tình yêu, trong ý hướng và trong cả hành động “Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi” và “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa” (Ga 1,1). Khi làm người mang bản tính nhân loại, Ngôi Hai vẫn muốn bảo toàn sự nên một tuyệt đối của Ngài với Cha nên bằng mọi giá, kể cả cái chết. Đức Giêsu luôn nói mọi lời, làm mọi sự trong Cha, với Cha và vì Cha đến độ “Lương thực của Thầy là thi hành thánh ý của Cha Thầy” (Ga 4,34). Hơn thế nữa, Đức Giêsu còn nên một với Cha bằng sự kết hợp mật thiết với Cha qua đời sống cầu nguyện liên lỉ. Thật vậy, Ngài luôn cầu nguyện với Chúa Cha trước một ngày sống từ “sáng sớm, lúc trời còn tối mịt” (Mc 1,35), trước khi chữa bệnh (x. Mc 7,34), làm phép lạ hoá bánh ra nhiều (x. Mc 6,41), trừ quỷ (x. Mc 9,29), trước khi chọn các tông đồ (x.Lc 6,12),… Đức Giêsu dâng tất cả mọi sinh hoạt, công việc trong ngày cho Cha để được Cha soi sáng, quan phòng và và nhất là để nên một với Cha trong mọi sự.

* Với con người

a. Yêu thương con người

Đức Giêsu vâng phục Chúa Cha không chỉ vì yêu Cha và Ngài vâng lời cha mẹ trần gian cũng không vì chỉ yêu hay mang ơn các ngài nhưng xét cho cùng, tất cả vì cả nhân loại và vì từng người chúng ta. Quả thật, Đức Giêsu có thể không vâng lời Chúa Cha, Ngài có quyền tự do làm theo ý của mình, bởi Ngài cũng là Thiên Chúa từ đời đời (x. Ga 1,1), Ngài có khả năng làm được mọi sự (x. Ga 1,3). Hơn nữa, Đức Giêsu có quyền sai khiến, ra lệnh cho con người (ngay cả Thánh Giuse và Đức Maria) làm theo ý Ngài vì Ngài là Con Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa Ngôi Hai. Ngài có thể thực hiện chương trình cứu độ theo sáng kiến riêng của mình chứ không nhất thiết phải theo con đường Cha muốn… Nhưng trên hết và trên hết, chỉ vì quá yêu thương con người, Đức Giêsu đã không làm gì theo ý mình, nhưng hoàn toàn vâng phục Cha và chỉ làm những điều Cha muốn, hầu tình yêu của Ngài với con người và với Cha được trọn vẹn. Dĩ nhiên, chúng ta vẫn biết Thiên Chúa và Đức Giêsu có dư khả năng, dư sáng kiến để cứu độ con người nhưng việc Đức Giêsu vâng lời Chúa Cha cách triệt để càng cho thấy tình yêu của Thiên Chúa, của Đức Giêsu sâu sắc khôn dò khôn thấu biết chừng nào. Đức Giêsu yêu con người đến quên tất cả quyền lợi, tự do và cả ý riêng mình để hoà đồng, nên một với con người ở mức độ thâm sâu, trọn vẹn nhất “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất thiết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ mọi vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7). Chính nhờ vậy, Đức Giêsu mới cảm nếm được mọi nỗi khốn cùng của con người “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của chúng ta” (Dt 4,15) không ngừng yêu thương và nâng đỡ từng người chúng ta trong mọi hoàn cảnh.

b. Nêu gương vâng phục cho con người

Có thể nói, Đức Giêsu là mấu gương tuyệt hảo về đức vâng lời cho tất cả nhân loại. Thật vậy, dù là Con Thiên Chúa và dù là Vua trên các vua, Chúa trên các chúa, Thần trên các thần, nhưng khi làm người Đức Giêsu vẫn tỏ ra khiêm tốn vâng lời trong mọi sự, mọi hoàn cảnh thuận lợi, khó khăn và như thư Do Thái đã khẳng định “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 5,8).

Như thế, Đức Giêsu – người Anh Cả của nhân loại đã nêu gương vâng phục cho từng đứa em bé nhỏ, khờ dại. Thật vậy, chúng ta vốn là những kẻ “nhân bất thập toàn” và chẳng có gì, cũng chẳng là gì, chúng ta tồn tại được là nhờ vào sự sống, ân sủng của Thiên Chúa, chúng càng phải biết sống vâng phục. Noi gương Đức Giêsu, mỗi người chúng ta cần biết khiêm tốn và ngoan ngoãn vâng lời Thiên Chúa, vâng lời những có trách nhiệm, vâng lời lương tâm ngay thẳng của mình.

3. Ý nghĩa sự vâng phục của Đức Giêsu

a. Thực hiện kế hoạch yêu thương của Chúa Cha

Sự vâng lời tuyệt đối và trọn hảo của Đức Giêsu trong mọi tư tưởng, lời nói và hành động (x. Ga 5,19) đã làm cho kế hoạch cứu độ nhân loại mà Thiên Chúa đã định từ đời đời được hoàn thành cách tốt đẹp. Quả vậy, nếu Đức Giêsu không vâng lời Chúa Cha xuống thế làm người thì làm sao có mầu nhiệm “Thiên Chúa nhập thể”. Tiếp đó, giả sử Chúa Giêsu không kiên cường vượt qua những cơn cám dỗ trong hoang địa (x. Ga 4,1-11) mà tự ý thể hiện quyền thiên sai, quyền Con Thiên Chúa hoá đá thành bánh, gieo mình xuống đất, thờ lạy ma quỷ thì có lẽ Ngài không thể chu toàn sứ mạng rao giảng Nước Thiên Chúa theo con đường Chúa Cha muốn và hơn nữa, Đức Giêsu cũng không sống trọn thân phận là người thực sự. Vì lẽ, người thì không có quyền năng làm những chuyện phi thường của Thiên Chúa (hoá đá thành bánh…). Và nếu Đức Giêsu không vâng lời Cha mà nghe theo lời thuyết phục của Phêrô hành động việc cứu độ theo đường lối con người thay vì theo con đường khổ nạn của Thiên Chúa hoặc từ chối lên Giêrusalem để đối diện với cái chết thì liệu Tình yêu của Thiên Chúa có được bộc lộ một cách trọn vẹn trên thập giá không, hay Đức Giêsu nghiễm nhiên trở thành một vị vua, một Đấng Mêssia giải thoát dân Do Thái khỏi ách thống trị của Đế quốc Rôma như họ hằng mong đợi. Nhưng thật tuyệt vời biết bao, Đức Giêsu đã vượt qua tất cả mọi trở ngại, mọi gian khổ kể cả cái chết để vâng lời Chúa Cha và vâng lời cho đến cùng để mọi kế hoạch, mọi dự phóng của Thiên Chúa muốn làm cho con người đều được hoàn tất cách viên mãn “Thế là đã hoàn tất” (Ga 19,30).

b. Chiến thắng mọi thế lực sự dữ

Satan chính là những thiên thần xưa kia đã phản đối và bất tuân lệnh Thiên Chúa (Luxiphe). Chúng liên tục gây ra biết bao sự dữ cho con người và còn dụ dỗ con người phản bội, không vâng phục Thiên Chúa. Satan đã đội lốt rắn để cám dỗ Eva ăn trái cấm trái lệnh Thiên Chúa (x. St 3,1-7) và ông bà nguyên tổ vì không vâng lời đã đem sự dữ vào thế gian, để lại hậu quả đời đời cho con cháu “vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết”. Từ đây, sự dữ hoành hành khắp nơi và “sự chết lan tràn tới mọi người vì mọi người đã phạm tội” (Rm 5,12). Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu đã thực hiện lẽ công chính và đã vâng lời Thiên Chúa mà muôn người và mọi người được công chính và được sống (x. Rm 5,18-19); đồng thời, Ngài luôn thi thố lòng thương xót của Cha với con người, nhất là với những người tội lỗi, bất hạnh. Hơn thế nữa, Đức Giêsu xóa mình ra không, huỷ mình hoàn toàn để dù đường đường là Đấng vô tội, Ngài trở thành tội nhân xếp hàng với những người tội lỗi để được Gioan thanh tẩy (x. Mt 3,15) và dù là Con Thiên Chúa, Ngài đã vâng phục hoàn toàn chấp nhận bản án tử hình với cái chết thê lương, nhục nhaơ nhất (x. Mc 15, 26-37).

Cuối cùng, chính nhờ sự vâng phục đến cùng của Đức Giêsu, mọi mưu mô quỷ quyệt của ma quỷ ḅ bẻ tan (x. Mt 4,1-11) và từ nay mọi thế lực sự dữ phải đầu hàng trước quyền năng của Thiên Chúa và “khi nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ” (Pl 2,10).

c. Giao hoà con người với Thiên Chúa và với nhau

Vì không vâng lời, Adam và Eva đã đánh mất mối tương quan thân tình nhất của chính mình với Thiên Chúa. Quả thật, nếu trước khi phạm tội bất tuân, ông bà sống thân thiện, gần gũi với Thiên Chúa “Thiên Chúa đi dạo trong vườn” (St 3,8) thì ngay sau đó, con người đã tự mình tách lìa ra khỏi mối quan hệ mật thiết với Thiên Chúa, con người đã đẩy Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của mình để mình được tự do hành động theo ý mình. Tội bất tuân lệnh của ông bà nguyên tổ không chỉ cắt đứt giao ước của Thiên Chúa với con người nhưng còn làm tổn thương sâu nặng đến sự gắn kết giữa con người với nhau mà từ ban đầu Thiên Chúa đã tác thành và thay vì yêu thương, con người còn đổ tội cho nhau (x. 3,12). Hậu quả của tội không vâng phục tai hại biết chừng nào! Nhưng may thay, nhờ Đức Giêsu – Đấng Công Chính đã vâng phục và vâng phục “cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,8) mà tất cả nhân loại được hoà giải với Thiên Chúa “nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình” (Cl 1,20). Thật vậy, chính của lễ vâng phục “này con xin đến để thi hành ý Cha” nơi cái chết của Đức Giêsu, Thiên Chúa đã chính thức hoà giải với con người và Ngài cũng làm cho con người được hòa giải với nhau trong tình huynh đệ thân thương của bưã tiệc Agapê, của sự hiệp nhất cùng chia sẻ một tấm bánh hy sinh là chính Thân Mình Đức Kitô (1Cr 10,17) để con người từ nay không phải là kẻ thù của nhau nhưng là những chi thể của cùng một thân thể và là anh chị em con cùng một Cha trên trời.

d. Đem lại sự sống đời đời cho con người

Xưa kia, ông bà nguyên tổ vì không tuân giữ lời Thiên Chúa mà để lại hậu quả là đau khổ và “sự chết” cho toàn thể nhân loại “vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết” (Rm 5, 15) thì nay nhờ sự vâng phục tuyệt đối của Đức Giêsu, ân sủng của Thiên Chúa ban cho con người còn dồi dào gấp bội (x. Rm 5,15.17). Như thế, lẽ ra con người phải chết vì tội lỗi nguyên tổ và vì tội lỗi của chính mình “vì mọi người đã phạm tội” (Rm 5,12) nhưng nhờ Đức Giêsu và trong Đức Giêsu, nhờ Máu Ngài đã đổ ra trên thập giá, con người đã được cứu chuộc và được hưởng sự sống đời đời nơi vinh quang và sự phục sinh của Ngài.

Qua sự vâng phục tuyệt hảo của Đức Giêsu, ta thấy dù ở trong bất cứ thời đại và xã hội nào, sự vâng lời luôn có giá trị thường hằng. Sự vâng lời đích thực không hề làm mất tự do hay hạ giá con người. Trái lại, sự vâng lời trong khiêm tốn và yêu mến sẽ làm cho ta được lớn lên và phát triển không ngừng như Đức Giêsu coi việc thi hành ý Chúa Cha là lương thực chính yếu của Ngài (x. Ga 4,34). Đồng thời, càng vâng phục, ta càng được tự do thực sự: tự do không phạm tội và tự do để thực hiện lẽ công chính. Thật vậy, nếu Đức Giêsu là người sống vâng phục triệt để nhất thì Ngài cũng là con người tự do nhất: tự do yêu Cha, tự do làm hài lòng Cha và tự do cứu độ nhân loại. Và chính nhờ vâng phục hoàn toàn nơi Chúa Cha, Đức Giêsu đã chiến thắng mọi thế lực của Satan, sự dữ, đem lại sự bình an, ơn cứu độ và hạnh phúc đời đời cho con người; đồng thời, qua đó tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người đã được thể hiện cách trọn vẹn và viên mãn nhất (trên thập giá và trong Bí tích Thánh Thể)

Như thế, sự vâng phục của Đức Giêsu có ý nghĩa thật to lớn cho tôi và cho mỗi người. Là Kitô hữu và hơn nữa là một nữ tu dâng hiến cuộc đời cho Chúa, tôi đã hơn một lần tuyên khấn sống ba lời khuyên Phúc Âm, trong đó có lời khấn vâng phục. Tôi tự nguyện vâng phục Chúa qua Bề trên, qua những người có trách nhiệm và qua chính chị em. Nhưng dường như khi vâng lời những điều hợp ý mình thì rất dễ và ngược lại những lúc phải thi hành những điều trái ý dù biết chắc đó là ý Chúa, đôi khi tôi vẫn cảm thấy khó khăn. Mặc dù, ngày nay Giáo Hội không buộc tôi phải “vâng lời tối mặt”, vâng lời một cách thiếu suy nghĩ, thiếu phân định nhưng Chúa vẫn mời gọi tôi hãy dấn thân, quên mình bỏ ý riêng để can đảm thực thi ý Chúa qua những người có trách nhiệm. Tôi vẫn được phép trình bày những suy nghĩ của mình, nhưng trên hết tôi phải biết đối thoại trong lắng nghe, trong sự bỏ mình để trong mọi sự thánh ý Chúa luôn được thể hiện, có như thế tôi mới dần dần nên giống Đức Giêsu – Người Anh Cả rất tuyệt vời của tôi.

Sr. Maria Ngọc Hương

Bài học từ Thập Giá

Thánh Mátthêu giải thích rằng Chúa Giêsu biết Ngài phải làm gì để cứu độ nhân loại: “Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16:21).

Có nhiều bài học Chúa Giêsu dạy chúng ta khi Ngài bị treo trên Thập Giá. Đây là vài bài học nổi bật:

HÃY TẬP TRUNG

Chúa Giêsu dạy chúng ta tập trung vào lời mời gọi và ý muốn của Thiên Chúa dành cho cuộc đời chúng ta, mặc dù có nhiều đau khổ.

HÃY TIN TƯỞNG

Tin tưởng và phó thác cho Thiên Chúa không là điều dễ thể hiện. Khi hấp hối trên Thập Giá, Chúa Giêsu cũng run sợ: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha. Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi thì xin vâng Ý Cha (Mt 26:39 và 42).

HÃY CHÂN THẬT

Với nhân tính, Ngài cũng cảm thấy cô đơn tột cùng trong giây phút cuối đời: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27:46; Mc 15:34). Nhưng Ngài vẫn xin vâng ý Cha để mọi lời tiên tri nên trọn. Trong mọi hoàn cảnh, chỉ có Thiên Chúa mới có thể giải thoát chúng ta.

HÃY THA THỨ

Trên Thập Giá, Chúa Giêsu đã tha thứ cho những kẻ giết Ngài. Có sự tự do khi chúng ta trao ai đó cho Thiên Chúa, và để Thiên Chúa xử lý. Nếu Ngài đã tha thứ cho kẻ thù, chúng ta cũng có thể tha thứ cho nhau: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34).

HÃY KHUYẾN KHÍCH

Hãy khuyến khích người khác, hãy chúc lành cho người lạ. Chúa Giêsu đã tha thứ cho tên cướp bị đóng đinh ở bên Ngài, và cho anh ta vào Nước Trời với Ngài ngay đêm hôm đó. Hãy tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa, và hãy trở nên ánh sáng cho người khác vì danh Đức Giêsu Kitô.

HÃY CHẾT CHO TỘI LỖI

Thập Giá cho thấy những gì con người có thể làm cho con người. Mọi tội lỗi đã trút lên Chúa Giêsu trong buổi chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, buổi chiều định mệnh, và Ngài đã khiêm nhường gánh lấy hình phạt thay cho chúng ta. Con người phải chết về thể lý, nhưng là chết cho tội lỗi của chính mình.

TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Điều ước đêm tân hôn

Trong đêm tân hôn, chú rể nằm mơ thấy một vị thần hiện ra và bảo: “Ta sẽ cho các con điều ước mà các con mong muốn nhất”.

Vì quá yêu vợ nên chàng trai trả lời ngay: “Xin cho chúng con được sống chung thủy và yêu thương nhau suốt đời”. Vị thần khoan thai nói: “Các con sẽ được như ý. Nhưng trước khi điều ước của con trở thành hiện thực, con và vợ con phải trải qua cuộc thử thách này. Ta báo trước cho các con biết rằng nếu con không vượt qua được thì con sẽ phải sống đơn độc suốt đời. Vậy con có chịu không?”. Chàng trai hăm hở: “Chúng con sẽ vượt qua tất cả những thách đố mà ngài có thể nghĩ ra”.

Vị thần gật đầu và làm phép đưa cả đôi vợ chồng son tới một hoang đảo giữa biển cả mênh mông, cây cối um tùm và rậm rạp tạo thành một mê cung. “Các con phải chung sức tìm đường sang bờ bên kia của hòn đảo. Đường đi không khó như các con tưởng. Tuy nhiên phải biết cách. Đó là bí mật”. Nói xong điều ấy, vị thần liền biến mất.

Hai vợ chồng bắt đầu cuộc hành trình. Tới ngã ba đầu tiên, có tên là Trăng Mật, vì mới bắt đầu đi chung với nhau nên hai vợ chồng vui vẻ chọn con đường thẳng để tiến bước.

Sau khi đi một đoạn quãng khá xa, đến một ngã tư có tên là Khó Khăn, vì mệt mỏi, cộng với đói khát nên hai vợ chồng đâm ra quạu quọ. Chồng đòi rẽ phải, vợ muốn rẽ trái. Cãi nhau một hồi, anh chồng đồng ý theo ý vợ mình. Cả hai tiếp tục cuộc hành trình.

Cả hai cùng đi được một đoạn khá xa, lại một ngã ba có tên là Thử Thách xuất hiện và cảnh tượng cũ được lặp lại nhưng lần này có phần căng thẳng hơn và không ai chịu lắng nghe nhau. Thế là chồng đi đường chồng, vợ kiếm đường vợ. Tuy vậy, họ giao ước là sẽ hú lên để tìm nhau. Đi được một lát, thấy tiếng hú của vợ xa dần, người chồng quay lại kiếm vợ. Đi mãi mà không thấy vợ, kiệt sức, tuyệt vọng, người chồng quỳ xuống cầu cứu.

Vị thần hiện lên và bảo: vậy là các ngươi đã không qua được thử thách. Ta cho các ngươi biết: những con đường này không có gì là bí mật cả. Tất cả các con đường ở đây đều dẫn đến mé bên kia hòn đảo. Giá như vợ chồng ngươi lúc nào cũng bên nhau, hy sinh giúp đỡ nhau trong mọi sóng gió hiểm nguy, thẳng đường mà tiến, đừng có nghĩ đến ngã ba, ngã tư thì chắc chắn cả hai đã vượt qua khu rừng này từ lâu. Nhưng như các ngươi đã hứa, giờ các người sẽ không bao giờ gặp nhau nữa”.

Người chồng sợ hãi la lên, và tỉnh giấc, người ướt đẫm mồ hôi, cô vợ cũng giật mình thức giấc, vội hỏi: chuyện gì vậy anh yêu? Người chồng bèn kể lại giấc mộng cho vợ nghe, hai vợ chồng bèn ôm chặt lấy nhau và khẽ hứa: chúng ta sẽ hy sinh cho nhau, và yêu nhau suốt đời mình nhé.

8-3, Thư gửi những người phụ nữ tuyệt vời

Từ Bắc chí Nam, tôi được phúc có duyên gặp gỡ và thân tình với những người phụ nữ tuyệt vời. Vui mừng và cảm phục, tôi muốn viết về họ, viết cho họ tâm tình của tôi. Ước mong, ngày càng có thêm những người phụ nữ tuyệt vời như thế.

Gửi chị…

Chị làm nghề nông, với khuôn mặt rất đẹp, nhưng đôi mắt không còn thấy nữa. Trong một lần giải phẫu, thay vì chữa lành một lỗi nhỏ của mắt, bác sĩ đã sai sót kỹ thuật và làm hư đôi mắt chị. Bác sĩ nhận lỗi và ân hận, chị quảng đại tha thứ và đón nhận một cuộc sống thiếu ánh sáng. Chị làm tất cả những gì có thể cho chồng cho con… làm tôi phải ngạc nhiên. Thế nhưng, chồng chị không thể chấp nhận thực tế này. Anh cho tôi xem những tấm hình đẹp của anh chị và gia đình khi chị còn sáng mắt. Anh cay đắng, mất kiên nhẫn khi đối diện với dư luận của hàng xóm… Anh muốn bỏ chị nhiều lần vì không thể chịu đựng thêm. Chị rất đau khổ, vì chị chưa mảy may nhận được một chút nào đồng cảm từ anh. Anh hết đổ lỗi cho người, rồi đổ lỗi cho chị… Chị nói với tôi: thầy coi, hôm qua anh đấm vào mặt con đây này, bây giờ vẫn còn sưng… Cám ơn chị, một người bao dung trong tha thứ, và kiên trung trong cuộc sống.

Gửi cô…

Cô là một giảng viên, với dự định làm tiến sĩ để thực hiện ước mơ trong chuyên môn của mình, nhưng cô sinh người con thứ hai với hội chứng tự kỷ. Thế là, cuộc sống của cô có bước ngoặt. Người ta có thể bỏ rơi những người con như thế… Nhưng không, cô dành tất cả phần đời còn lại cho con. Cô vẫn dạy học, nhưng không đi xa hơn trên đường học vấn như dự định. Vì với cô, con là trên hết. Chú hiểu lòng cô. Chú chuyên tâm nghiên cứu và làm việc trong chuyên môn tiến sĩ của mình, để vừa nuôi gia đình, vừa góp phần phát triển xã hội. Mọi hoạt động của gia đình đều được sắp xếp để thích hợp nhất cho người con. Cô chú còn mở rộng sang việc giúp đỡ những gia đình có con bị tự kỷ. Vâng, con tim yêu thương luôn biết sáng tạo. Thật quý giá và cao đẹp.

Gửi bà…

Chẳng giàu có gì, nhưng bà đã một tay nuôi các con rồi lại nuôi các cháu. Bà nhiều con, trong đó có một người con gái, khi làm ăn, cô bị lừa gạt, không chịu nổi cú sốc, cô bị tâm thần. Thế là, bà không chỉ nuôi cô, mà còn nuôi thêm hai người con của cô nữa. Chồng cô vẫn thương cô, thương mẹ, và thương các con; nên đi làm để gửi tiền về cho bà nuôi các cháu. Thời gian thấm thoắt trôi, giờ đây, cô đã mất, các cháu khôn lớn cả: người làm giáo viên, người làm kỹ sư. Bà kể cho tôi về cuộc đời rất vất vả nhưng với đầy lòng biết ơn. Niềm vui của bà thật thấm thía và cũng thấm đẫm những trái đắng trong đời.

Gửi mẹ…

Trước sự ra đi của mẹ, lòng tôi không khỏi xốn xang bao nỗi niềm. Chưa bao giờ tôi buồn như lần ấy. Cuối một buổi chiều, cha giáo tiến về phía lớp học. Đầy cảm thông và tế nhị, ngài nói một tin hết sức bất ngờ: “Mẹ của… vừa qua đời, xin anh em cầu nguyện và hiệp thông với …” Ngay tức khắc, tim tôi rung lên loạn nhịp, nước mắt tự nhiên trào ra, đôi môi mím lại, bàn tay nắm chặt, tôi đứng như trời trồng. Ký ức dội về dồn dập. Còn nhớ, mới đây thôi, tôi chào mẹ để vào Dòng. Đứng trước ngõ, dáng người nhỏ gầy, với ánh mắt đầy hy vọng, mẹ nhắn nhủ tôi: “Hãy gắng theo Chúa cho trọn, nghe con, đừng lo cho mẹ.” Dù mẹ bị huyết áp cao và từng trải qua hai lần bị tai biến, nhưng mấy năm trở lại đây, mẹ đã hồi phục nhiều. Tin mẹ ra đi, tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận từ lâu; sao giờ đây, tôi vẫn cảm thấy quá đỗi bàng hoàng. Lời gọi mẹ chợt vang lên trong thâm tâm: nhớ mẹ, mẹ ơi!

Mẹ là người mà tôi yêu thương nhất: con tin là Mẹ vẫn đang nghe con… Còn bạn, người phụ nữ nào ý nghĩa nhất đời bạn… Hãy viết cho họ… Cám ơn Trời đã ban cho đời những người phụ nữ tuyệt vời để đời đầy sức sống và tình yêu.

Vinh Sơn Vũ Tứ Quyết, S.J.
Nguồn: dongten.net

Người Tôi Yêu

Các bạn trẻ thân mến, Là phận nữ nhi, theo lẽ thường tình, lớn lên đến tuổi lấy chồng, ai cũng mong mình có được người bạn trai lý tưởng: Đẹ...